Chuyên Đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA)
    lời mở đầu​
    Xuất nhập khẩu hàng hoá là lĩnh vực kinh doanh buôn bán hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận và hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Đặc biệt là lĩnh vực hoạt động xuất khẩu từ lâu đã chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển. Đại bộ phận các doanh nghiệp, công ty hiện nay trực tiếp hoặc gián tiếp đều có liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế. Chính vì vậy, các quan hệ giao dịch thương mại giữa Việt nam và các nước Mỹ, Nhật, Tây Âu . ngày càng tăng cường; và các chính sách của chính phủ các nước này sẽ có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Một số doanh nghiệp, Ngân hàng, các công ty bảo hiểm , công ty cổ phần mặc dù không liên quan trực tiếp đến buôn bán quốc tế, song vẫn có những mối quan hệ nhất định về kinh doanh xuất nhập khẩu.
    Việc chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự phát triển của hàng loạt các loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá. Vì vậy,khó khăn của các doanh nghiệp Nhà nước là điều không tránh khỏi. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh thì không có con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng mang tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
    Thông qua xuất nhập khẩu chúng ta có điều kiện nắm bắt và tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới, thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng phát triển, kích thích và mở rộng nhu cầu trong nước, đưa cuộc sống con người ngày càng văn minh hiện đại, khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của đất nước và thế giới trên cơ sở phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá quốc tế.
    Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
    Xuất phát từ thực tế sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, đồng thời trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung, cùng với lượng kiến thức của mình em chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA)" làm chuyên đề của mình.
    Bố cục của chuyên đề gồm các phần:
    Lời nói đầu.
    Chương I : Cơ sở lý luận về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trong
    nền kinh tế thị trường
    Chương II : Phân tích và đánh giá tình hình hình hoạt động kinh doanh
    xuất nhập khẩu ở Công ty SONA
    Chương III : Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập
    khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và
    Thương mại (SONA)

    Kết luận.

    Qua đây tôi xin chân thành biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Tuấn. Đồng thời cũng xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới các cán bộ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và các Phòng khác của Công ty SONA đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề này.
    Tuy nhiên, do thời gian có hạn và lượng kiến thức còn hạn hẹp nên tôi không tránh khỏi những sai sót trong khi làm chuyên đề, rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đối với chuyên đề này.


    Mục lục
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Cơ sở Lý luận về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
    trong nền kinh tế thị trường 3

    I. Tổng quan về hoạt động XNK 3
    1. Tính tất yếu khách quan của TMQT 3
    2. Khái niệm và các hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu 6
    3. Nội dung công tác kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá ở
    các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 7
    4. Vai trò của xuất nhập khẩu. 12
    II. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu 13
    A. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài. 13
    1. Nhân tố kinh tế xã hội trong nước 13
    2. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý 17
    3. ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội thế giới 17
    B. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp 17
    1. Nhân tố bộ máy quản lý 17
    2. Nhân tố con người 18
    3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp 18
    4. Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp 18
    III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu 19
    1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sản xuất kinh doanh. 19
    2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK 21
    Chương II: Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động
    kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty SONA 23

    I. Khái quát về Công ty 23
    1. Sự hình thành và phát triển 23
    2. Chức năng và nhiệm vụ 24
    3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 26
    II. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty SONA 27
    1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty SONA. 27
    2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. 30
    3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty SONA trong những năm qua 34
    III. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
    hàng hoá của Công ty SONA 37
    1. Tình hình hoạt động XNK hàng hoá 37
    2. Các hình thức kinh doanh XNK của Công ty SONA 40
    Chương III: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA) 43
    I. Định hướng phát triển về hoạt động kinh doanh của Công ty SONA 43
    1. Định hướng phát triển chung của Công ty trong thời gian tới 43
    2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới về hoạt động thương mại 44
    II. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
    kinh doanh XNK hàng hoá của Công ty SONA 46
    1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường 46
    2. Mở rộng mặt hàng kinh doanh 49
    3. Củng cố quan hệ với bạn hàng cũ, mở rộng phát triển với các bạn hàng mới 50
    4. Phải chặt chẽ hơn trong việc xác định điều khoản của Hợp đồng 51
    5. Sử dụng chi phí kinh doanh có hiệu quả. 53
    6. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh. 54
    III. Một số kiến nghị đối với nhà nước về những vấn đề liên quan
    đến quản lý vĩ mô 56
    1. Chính sách thuế XNK 56
    2. Về chính sách hạn ngạch XNK 57
    3. Về chính sách quản lý ngoại tệ 57
    4. Về quản lý Hải quan 58
    Kết luận 59
    Tài liệu tham khảo 61
     
Đang tải...