Thạc Sĩ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bảo Việt Khánh Hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bảo Việt Khánh Hòa

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cám ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng biểu viii
    Danh mục các hình ảnh x
    Danh mục các chữ viết tắt xi
    PHẦN MỞ DẦU 1
    1.Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Kết cấu của đề tài 2
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 4
    1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 4
    1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả 4
    1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 8
    1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 9
    1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ
    PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 12
    1.3.1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 12
    iv
    1.3.2. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh 13
    1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH 13
    1.4.1. Các nhân tố có thể lượng hóa 13
    1.4.2. Các nhân tố phi lượng hóa 14
    1.5. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH 15
    1.5.1. Nguồn tài liệu bên trong 15
    1.5.2. Nguồn tài liệu bên ngoài 15
    1.6. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH 15
    1.6.1. Phương pháp phân tích tài chính 15
    1.6.1.1. Phương pháp so sánh 15
    1.6.1.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ 17
    1.6.2. Nội dung phân tích 17
    1.6.2.1. Phân tích hiệu quả tài chính 18
    1.6.2.1.1. Phân tích khái quát về tài sản 18
    1.6.2.1.2. Phân tích khái quát về nguồn vốn 20
    1.6.2.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn. 21
    1.6.2.1.4. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh 22
    1.6.2.1.5. Phân tích các tỷ số tài chính 23
    1.6.2.1.6. Phân tích Dupont 25
    1.6.2.1.7. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn 26
    1.6.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội 26
    1.6.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 26
    1.6.2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế 27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO
    HIỂM TẠI BẢO VIỆT KHÁNH HÒA 31
    2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO VIỆT KHÁNH HÒA 31
    v
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 31
    2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bảo việt Khánh Hòa 33
    2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bảo việt Khánh Hòa 34
    2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO VIỆT KHÁNH
    HÒA TRONG THỜI GIAN QUA 36
    2.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển chung của công ty 36
    2.2.2. Đánh giá uy tín thương hiệu và cơ sở vật chất 36
    2.2.3. Yếu tố tài chính 37
    2.2.4. Phân tích yếu tố Marketing 38
    2.2.5. Đánh giá nguồn nhân lực 43
    2.2.6. Đánh giá hệ thống công nghệ thông tin 45
    2.2.7. Sơ lược sự biến động doanh thu của các loại hình bảo hiểm trong các
    năm qua 46
    2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
    CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2005ĐẾN NĂM 2008 48
    2.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 48
    2.3.1.1. Phân tích kết cấu chung của tài sản và nguồn vốn 48
    2.3.1.1.1. Phân tích khái quát về tài sản 49
    2.3.1.1.2. Phân tích khái quát về nguồn vốn 53
    2.3.1.2. Phân tích kết cấu tài sản dài hạn 55
    2.3.1.3. Phân tích kết cấu tài sản ngắn hạn 56
    2.3.1.4. Phân tích kết cấu vốn chủ sở hữu 57
    2.3.1.5. Phân tích kết cấu nợ phải trả 58
    2.3.2. Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh 59
    2.3.2.1. Đánh giá tình hình tổng doanh thu của công ty 60
    2.3.2.2. Đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty 62
    vi
    2.3.2.3. Phân tích lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm của công ty 65
    2.3.3. Phân tích hiệu quả hoạt động của các nghiệp vụ bảo hiểm 66
    2.3.3.1. So sánh Doanh thu thực hiện và doanh thu kế hoạch năm 2008 67
    2.3.3.2. So sánh Doanh thu bảo hiểm gốc và chi phí chi bồi thường qua
    các năm 2005-2008 của cả công ty và của từng nghiệp vụ bảo hiểm 68
    2.3.4. Phân tích các tỉ số tài chính 75
    2.3.4.1. Nhóm các tỉ số khả năng thanh toán 75
    2.3.4.2. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động 78
    2.3.4.3. Nhóm tỷ số sinh lời 81
    2.3.5. Phân tích khả năng sinh lời năm 2008 thông qua chỉ số Dupont 85
    2.3.6. Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn 88
    2.3.6.1. Biểu kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn 88
    2.3.6.2. Bảng phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn 89
    2.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI 91
    2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 91
    2.4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế 93
    2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỀN CỦA CÔNG TY 95
    2.5.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa 95
    2.5.2. Đối thủ cạnh tranh 99
    2.5.3. Khách hàng 101
    2.6. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO VIỆT KHÁNH HÒA 103
    2.6.1. Mặt đạt được 103
    2.6.2. Mặt hạn chế 104
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
    QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA BẢO VIỆT KHÁNH HÒA 105
    3.1. Giải pháp 1: Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 106
    vii
    3.2. Giải pháp 2: Phát triển và hoàn thiện kênh phân phối gián tiếp 107
    3.3. Giải pháp 3: Đa dạng hóa sản phẩm khai thác và đa dạng hóa loại hình
    hoạt động kinh doanh 107
    3.4. Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ
    khách hàng 108
    3.5. Giải pháp 5: Tăng cường công tác giám định bồi thường 119
    KIẾN NGHỊ 110
    1. Đối với Bảo Việt Khánh Hòa 110
    2. Đối với Tổng công ty Bảo Việt Việt Nam 111
    3. Đối với Nhà nước 111
    KẾT LUẬN 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc
    nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những
    bất hạnh của số phận và những sự cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Để
    đáp ứng nhu cầu búc xúc và chính đáng đó của người dân nên bảo hiểm đã ra đời, tồn
    tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó trở thành lĩnh vực kinh doanh phổ
    biến ở tất cả các nền kinh tế. Đặc biệt, ở Việt Nam sau khi luật kinh doanh bảo hiểm
    ra đời đã tạo nên hành lang pháp lý ổn định để bảo hiểm phát triển toàn diện với tốc
    độ tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh
    tế –xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân.
    Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích
    sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên
    cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo
    hiểm cho người thụ hưởng, hoặc bồi thườngcho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện
    xảy ra.
    Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động hết sức phức tạp, nhất là trong bối cảnh
    hiện nay số lượng doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường ngày càng nhiều,
    bao gồm cả những doanh nghiệp trong nước và nhữngdoanh nghiệp nước ngoài đầu
    tư vào Việt Nam, sức ép cạnh tranh ngày một lớn và gay gắt thì sự thành công hay
    thất bại, sự tồn tại vững chắc hay không vững chắc, kinh doanh đạt hiệu quả cao hay
    không cao thậm trí còn có khi bị thua lỗ đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải hiểu
    rõ những điều kiện yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình kinh
    doanh từ đó có hướng đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó trong nền kinh tế hiện nay, khi
    mà cơ chế quản lý kinh doanh đang đổi mới để có thể đứng vững, thắng lợi và phát
    triển, giữ được vị trí cao trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải có
    các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghĩa là không những bù đắp chi phí một
    cách đầy đủ, đảm bảo đời sống của công nhân viên ngày một nâng cao bằng chính thu
    nhập từ các hoạt động kinh doanh mà còn làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, không
    ngừng tích lũy mở rộng quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Vì thế đòi hỏi
    2
    các doanh nghiệp bảo hiểm phải có các chiến lược và các biện pháp thích hợp để kinh
    doanh có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra.
    Với những lý do nêu trên, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp
    nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bảo Việt Khánh Hòa”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trọng tâm của đề tài:
    -Làm rõ các vấn đề cơ bản về bảo hiểm.
    - Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt
    Khánh Hòa.
    -Dựa vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt Khánh
    Hòa, những cơ hội và thách thức, các điều kiện thuận lợi, khó khăn đề ra một số biện
    pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt Khánh Hòa.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Nghiên cứu hoạt động kinh doanh bảo hiểmcủa Bảo Việt Khánh Hòa.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Là Công ty Bảo Việt Khánh Hòa. Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt
    động kinh doanh của Bảo Việt Khánh Hòa.
    -Nguồn số liệu: Năm 2005, 2006, 2007 và 2008.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp,
    phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, kết hợp với phương pháp điều tra,
    khảo sát thực tế .
    5. Kết cấu của đề tài
    Tên đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công
    ty Bảo ViệtKhánh Hòa”
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
    dung của đề tài được chia làm 3 chương:
    3
    Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Bảo Việt Khánh Hòa
    trong thời gian qua.
    Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Bảo Việt
    Khánh Hòa.

    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
    1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
    1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả
    Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải
    làm ăn có hiệu quả. Đây là một sự thực hiển nhiên, một chân lý và để hiểu rõ điều
    này thì trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm hiệu quả.
    Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả. ở mỗi
    góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng được xem xét nhìn nhận khác nhau và
    thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét vấn
    đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng ta có 3 phạm
    trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
    a) Hiệu quả kinh tế
    Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng ngành thì chúng ta có
    phạmtrù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và
    chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả thu về đề cập trong khái niệm này có
    thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp Hiệu quả kinh tế thể hiện
    trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    b) Hiệu quả chính trị, xã hội
    Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì ta có hai phạm
    trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai phạm trù này phản ánh ảnh hưởng của
    hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu
    chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Và hai loại hiệu quả này có vị trí quan trọng
    trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững. Hiệu quả chính trị, xã
    hộiphản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản
    xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân.
    Phải luôn có sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị, xã hội. Đây
    là m ột nguyên tắc để phát triển kinh tế, xã hộicủa một quốc gia một cách liên tục và
    lâu dài. Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
    5
    Dưới góc độ của doanh nghiệp thì ta có khái niệm hiệu quả sản xuất kinh
    doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh có bản chất của hiệu quả kinhtế và cũng có bản
    chất của hiệu quả chính trị, xã hội (đời sống người lao động ). Dưới đây là một số
    quan điểm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị, xã hội. Nếu áp dụng những quan
    điểm đó vào phạm vi của doanh nghiệp thì ta có thể coi đó là các quan điểm về hiệu
    quả sản xuất kinh doanh. Qua một số quan điểm này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về khái
    niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    c) Một số quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
    Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản
    ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có sự thống
    nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Các nhà kinh tế và thống kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản
    xuất kinh doanh do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu là không giống nhau.
    - Quan điểm 1:Trước đây người ta coi "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt
    động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa". Theo quan điểm này thì hiệu quả
    là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận.
    Như vậy hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của
    các chỉ tiêu ấy. Quan điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay.
    Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất
    (đầu vào của quá trình sản xuất). Nếu hai doanh nghiệp có dùng một kết quả sản xuất
    tuy có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh
    doanh của chúng là như nhau. Điều này thật khó chấp nhận.
    - Quan điểm2:Theo quan điểm này thì "Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ
    tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân". Xét trên phạm vi của doanh
    nghiệp, thì theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp độ tăng giá
    trị tổng sản lượng là một. Nhìn trên một góc độ nào đó thì quan điểm này cũng gần
    giống như quan điểm một. Nó cũng không đề cập tới chi phí bỏ ra để đạt được giá trị
    tổng sản lượng đó. Nếu tốc độ tăng của chi phí sản xuất được các nguồn lực được huy
    động tăng nhanh hơn nhịp độ tăng giátrị tổng sản lượng thì sao. Hơn nữa, việc chọn
    năm gốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả so sánh. Với mỗi năm gốc khác nhau
    chúng ta lại có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu.
    6
    - Quan điểm 3:Đây là quan điểm về hiệu quả được trình bày trong giáo trình
    kinh tế học của P.Samueleson và W.Nordhmas (Viện quan hệ quốc tế -Bộ ngoại giao
    xuất bản, bản dịch tiếng Việt năm 1991). Theo quan điểm này thì "Hiệu quả sản xuất
    diễn ra khi sản xuất không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm
    sản xuất của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường
    giới hạn khả năng sản xuất của nó". Nhìn nhận quan điểm này dưới giác độ doanh
    nghiệp thì tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả
    năng sản xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định
    bằng giá trị tổng sản lượng tiềm năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt
    được ứng với tình hình công nghệ và nhân công nhất định. Theo quan điểm này thì
    hiệu quả thể hiện ở sự so sánh mức thực tế và mức "tối đa" về sản lượng. Tỷ lệ so
    sánh càng gần 1 càng có hiệu quả. Mặt khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến
    các yếu tố đầu vào nhưng lại đề cập không đầy đủ.
    Tóm lại quan điểm này là chính xác, độc đáo nhưng nó mang tính chất lý
    thuyết thuần tuý, lý tưởng, thực tế rất khó đạt được.
    - Quan điểm 4:Quan điểm này cho rằng "Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là
    mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ
    không phải là giá trị". Theo tác giả của quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu phụ
    thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tượng nào đó. Tuy
    nhiên quan điểm này gặp phải trở ngại là khó (nếu không muốn nói là không thể) tính
    được tính hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra. Và nếu vậy thì chúng ta không thể
    so sánh được tính hữu ích giữa các sản phẩm, do đó cũng không đánh giá được tính
    hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, .
    - Quan điểm 5:Quan điểm này cho rằng "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi
    quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại lượng kết quả và chi phí".
    Công thức biểu diễn phạm trù này:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Nguyễn Thị Thu (1989), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế trong các đơn vị
    sản xuất kinh doanh nông nghiệp,Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinhtế, trường
    Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
    2. Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn.
    Đọc tại: http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/hdkh/2001/so01/16.htm,
    ngày 20/6/2008.
    3. TS. Trần Ngọc Thơ (Chủ biên)(2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại.
    Trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.
    4. Nguyễn Tân Bình (2000), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học
    quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    5. Phạm Văn Được và Đặng Kim Cương (2000), Kế toán quản trị và phân tích
    kinh doanh, NXB Thống kê.
    6. Nguyễn Năng Phúc( 2000) Phân tích Kinh tế Doanh nghiệp, NXB Tài chính.
    B. Tài liệu Báo cáo kinh doanh của Bảo Việt Khánh Hòa qua cácnămtừ 2005
    C. TÀI LIỆU INTERNET
    1. W.w.w. webbaohiem.net
    2. W.w.w. baoviet
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...