Luận Văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    70 trang

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1

    Chương một: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM 3

    1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty sách Việt Nam 3

    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3

    1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 6

    1.1.3 Những thành tựu đã đạt được 8

    1.1.3.1 Lĩnh vực xuất bản 8

    1.1.3.2 Lĩnh vực in 8

    1.1.3.3 Lĩnh vực phát hành 8

    1.2 Đặc điểm thị trường và sản phẩm của Tổng công ty sách Việt Nam 9

    1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm 9

    1.2.2 Đặc điểm thị trường 9

    1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sách Việt Nam trong những năm qua 12

    1.3.1 Tình hình tiêu thụ sách và văn hóa phẩm 12

    1.3.2 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty sách Việt Nam trong giai đoạn 2001-2003 13

    1.4 Hoạt động quản trị của Tổng công ty sách Việt Nam 14

    1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty 14

    1.4.1.1 Hội đồng quản trị và ban giám đốc 15

    1.4.1.2 Văn phòng Tổng công ty 15

    1.4.1.3 Phòng kế hoạch tài vụ 15

    1.4.1.4 Phòng kinh doanh sách và phòng kinh doanh văn hoá phẩm 15

    1.4.1.5 Phòng xuất nhập khẩu 16

    1.4.1.6 Phòng kho vận 16

    1.4.1.7 Các trung tâm bán buôn, bán lẻ 17

    1.4.1.8 Phòng bảo vệ 17

    1.4.1.9 Xưởng in Tổng công ty 18

    1.4.2 Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh 18

    1.4.3 Nguồn nhân lực của Tổng công ty 19

    1.4.4 Hoạt động Marketing và tiêu thụ sản phẩm 20

    1.4.5 Quản trị tài chính của Tổng công ty 21

    1.4.5.1 Nguồn vốn 21

    1.4.5.2 Tài sản cố định 22

    Chương hai: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH SÁCH TẠI TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM 24

    2.1. Một số đặc trưng của thị trường sách Việt Nam 24

    2.2 Một số nét tổng quan về biến động của thị trường sách trong thời gian qua 26

    2.3 Vai trò của phát hành sách trong đời sống kinh tế và xã hội 29

    2.4 Vị trí, vai trò của Tổng công ty sách Việt Nam trong nền kinh tế thị trường Việt Nam 31

    2.4.1 Những thuận lợi và khó khăn 31

    2.4.2 Vai trò công tác phát hành sách của Tổng công ty sách Việt Nam đối với nền kinh tế quốc dân 34

    2.4.3 Thực trạng công tác tổ chức và hoạt động phát hành sách của Tổng công ty sách Việt Nam 35

    2.4.3.1 Những biện pháp đã được Tổng công ty sách Việt Nam áp dụng 36

    2.4.3.2 Những mặt được và chưa được trong công tác phát hành sách 37

    2.4.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 44

    2.4.4 Mục tiêu của Tổng công ty sách Việt Nam trong những năm tới . 45

    2.4.4.1 Mục tiêu doanh số bán ra 45

    2.4.4.2 Mục tiêu doanh thu 46

    2.4.4.3 Mục tiêu về thị trường 47

    Chương Ba: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÁT HÀNH SÁCH TẠI TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM 48

    3.1 Dự báo nhu cầu sách và phương hướng kinh doanh sách trong thời gian tới . 48

    3.1.1 Dự báo nhu cầu sách 48

    3.1.2 Phương hướng kinh doanh sách trong thời gian tới . 48

    3.1.2.1 Cơ cấu mặt hàng 48

    3.1.2.3 Đối tượng khách hàng 50

    3.2 Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty sách Việt Nam. 52

    3.2.1 Tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược kế hoạch hoá kinh doanh từ cấp quản lý đến đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Tổng công ty. 52

    3.2.2 Xây dựng phòng Marketing nhằm tăng cường khả năng nắm bắt thị trường sản phẩm 53

    3.2.3 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kênh phân phối 53

    3.2.4 Sử dụng chính sách giá cả hợp lý 54

    3.2.5 Xây dựng và củng cố mối quan hệ với các Nhà xuất bản 55

    3.2.6 Chú trọng đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực tại các nhà sách, trung tâm bán buôn, bán lẻ 56

    3.2.7 Nâng cao năng suất lao động, giảm các khoản chi phí 57

    3.2.8 Đầu tư vào khâu phân phối, bao tiêu sản phẩm với các thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại được vận hành bởi đội ngũ nhân viên có trình độ cao. 58

    3.3 Một số kiến nghị 59

    3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 59

    3.3.1.1 Bỏ bớt một số thủ tục rườm rà, máy móc 59

    3.3.1.2 Ngăn chặn sách lậu 59

    3.3.1.3 Tạo điều kiện về vốn cho Tổng công ty 60

    3.3.2 Kiến nghị với Tổng công ty 60

    3.3.2.1 Thành lập phòng, bộ phận chuyên trách về Marketing 60

    3.3.2.2 Lập và thực hiện các kế hoạch Marketing 60

    3.3.2.3 Tăng cường các hoạt động khuếch trương 61

    3.3.2.4 Tổ chức các hội thảo về sách theo chủ đề của từng nhà xuất bản, của các nhà sách 61

    3.3.2.5 Phát triển một số cửa hàng làm đại lý 61

    3.3.2.6 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng của Tổng công ty 61

    KẾT LUẬN 62

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67




    LỜI NÓI ĐẦU


    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, nước ta đang trên đà đổi mới, những năm qua Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhằm bắt kịp xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển, khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đóng góp vào nền kinh tế đất nước.

    Tổng công ty sách Việt Nam với vai trò là một Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù - kinh doanh sách, đã đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Với chức năng chủ yếu là phát hành sách, Tổng công ty sách Việt Nam luôn hoàn thành nhiệm vụ về kinh tế cũng như nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho. Góp phần truyền bá tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời phổ biến các kiến thức, tinh hoa văn hoá nhân loại đến với mọi người dân. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hiện nay thì để giúp cho Tổng công ty hoạt động một cách hiệu quả là không đơn giản. Hiệu quả hoạt động của Tổng công ty không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn phục vụ nhiệm vụ chính trị, vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là mục tiêu của Tổng công ty mà còn là mong muốn của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan.

    Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty sách Việt Nam, với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty từ đó tích luỹ những kinh nghiệm, mở rộng thêm tầm hiểu biết. Với ý nghĩa có thể kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để có thể mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ bé của mình cho hoạt động kinh doanh phát hành sách của Tổng công ty. Nhận thức được vai trò của Tổng công ty trong nền kinh tế và đời sống xã hội, căn cứ vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty em đã chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ chỉ dẫn tận tình của thầy TS.Nguyễn Mạnh Quân cùng các cô, các chú trong Ban lãnh đạo Tổng công ty, Phòng kinh doanh sách, Trung tâm bán hàng để em được hoàn thành chuyên đề này, chuyên đề của em gồm 3 phần:

    Chương một: Tổng quan về Tổng công ty sách Việt Nam

    Chương hai: Thực trạng công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam

    Chương ba: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam

    Trong khoảng thời gian ngắn, với trình độ chuyên môn có phần hạn chế, vì vậy rất kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo Tổng công ty và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn!

    Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2005

    Sinh viên thực hiện




    Trần Duy Bình












    Chương một

    TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM


    1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty sách Việt Nam

    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

    Ngày 10/10/1952 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, quyết tâm giành thắng lợi của một dân tộc kiên cường chống chủ nghĩa thực dân đưa đất nước ta đến độc lập, hoà bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 122/sl thành lập nhà in Quốc gia ( là tiền thân của Tổng công ty sách Việt Nam) với hai chức năng chủ yếu là in và phát hành sách.

    Lịch sử ngành phát hành sách là sự tiếp nối công tác phát hành sách báo cách mạng của nhiều năm trước qua các thời kì với tên gọi là nhà phát hành báo chí.

    - Thời kỳ phục vụ cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp giải phóng miền Bắc nước ta ( 1955-1975) .

    - Thời kỳ phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và công cuộc đổi mới ( 1976-1986).

    - Thời kỳ phục vụ sụ nghiệp đổi mới nền kinh tề, chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường của Đảng và Nhà nước ta theo định hướng XHCN và thực hiện nhiệm vụ Công nghiệp hóa _ Hiện đại hoá nền kinh tế ( 1986 - đến nay) công tác phát hành sách trong mọi thời kỳ là công tác cách mạng với phương châm hoạt động “ 4 đúng”: Đúng nhiệm vụ, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, đúng thời gian, luôn luôn thích ứng trong mọi thời kỳ với phương thức hoạt động của công tác phát hành sách là phục vụ nhiệm vụ xã hội “sách đi tìm người”, “đọc sách và làm theo sách”. Xây dựng các thư viện, các tủ sách ở các cơ quan, trường học, gia đình, đó là phương hướng vươn tới của những người làm công tác phát hành sách, bởi sách là một sản phẩm đặc biệt, nó đem lại tri thức cho con người. Sách không những là công cụ để hiểu biết mà còn là công cụ để đấu tranh của con người trong xã hội phát triển.

    Công tác phát hành sách là cầu nối giữa sách và người, người làm công tác phát hành sách phải có nhiệm vụ cung cấp cho người đọc những sản phẩm tinh thần lành mạnh thông qua các công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, câu lạc bộ thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác phát hành sách với hai hiệu quả: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

    Hơn 50 năm qua, cùng với tiến trình phát triển không ngừng của cách mạng, ngành phát hành sách đã 4 lần đổi tên, 5 lần nhập, tách để phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của mỗi giai đoạn cách mạng. Khi mới thành lập, tổ chức phát hành sách là một bộ phận nằm trong nhà in Quốc gia, có các chi nhánh ở các liên khu, các hiệu sách và các chi điếm hiệu sách cơ sở. Từ 1956 - 1960, cơ quan phát hành sách tách khỏi nhà in Quốc gia để thành lập Sở phát hành sách Trung ương và các chi sở phát hành sách ở các tỉnh, thành phố. Tháng 3/1960, Sở phát hành sách Trung ương đổi tên thành Quốc doanh phát hành sách Trung ương. Các tỉnh, thành phố thành quốc doanh tỉnh, thành phố ( tháng 9/1967, công tác phát hành sách giáo khoa được chuyển giao sang Bộ giáo dục). Tháng 10/1978, hợp nhất Quốc doanh phát hành sách Trung ương với Công ty xuất nhập khẩu sách báo thành Tổng công ty phát hành sách, vừa làm nhiệm vụ phát hành sách xuất bản trong nước và sách nhập khẩu, vừa có nhiệm vụ xuất các loại sách báo Việt Nam ra nước ngoài. Tháng 5/1982, công tác xuất nhập khẩu sách báo được tách riêng, Tổng công ty phát hành sách vẫn giữ nguyên tổ chức và nhiệm vụ. Đến tháng 12/1997, ngành phát hành sách Việt Nam một lần nữa thay đổi tổ chức, do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác phát hành sách được nâng lên tầng cao mới, thích ứng với nhiệm vụ mới đó là phục vụ sự đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, Tổng công ty phát hành sách Việt Nam được thành lập trên nền của Tổng công ty phát hành sách cũ, với mô hình Tổng công ty theo Quyết Định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Bộ văn hoá thông tin, ban đầu với 8 đơn vị thành viên, sau tăng lên 13 đơn vị thành viên gồm 10 đơn vị chuyên ngành phát hành sách và 3 đơn vị xuất nhập khẩu.

    Ngày 24/12/2003, Theo Quyết định số 65/2003/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc đổi mới và củng cố Tổng công ty trên cơ sở các doanh nghiệp nhà nước hiện có là Tổng công ty Phát hành sách Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản Âm nhạc, Công ty In Khoa học kỹ thuật với tên gọi là Tổng công ty sách Việt Nam; với chức năng và nhiệm vụ về cơ bản là không thay đổi, phạm vi hoạt động được mở rộng do việc tăng thêm về số lượng thành viên.

    Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BOOK CORPORATION

    Tên viết tắt: SAVINA

    Trụ sở chính tại: 44 Tràng Tiền - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

    Văn phòng đại diện tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng

    Các đơn vị thành viên của Tổng công ty:

    Doanh nghiệp hạch toán độc lập ( 15 doanh nghiệp_sơ đồ dưới )

    Đơn vị hạch toán nội bộ:

    - Trung tâm hỗ trợ phát triển Xuất bản –In –Phát hành sách;

    - Trung tâm Sách 44 Tràng Tiền, Hà Nội;

    - Trung tâm Sách 22B Hai Bà Trưng, Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...