Luận Văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện điều lệ trường tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung

    - Lý do chọn đề tài

    - Mục đích nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu

    - Đối tượng, phương pháp, phạm vi, những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.

    - Chương I: Cơ sở lý luận của hiệu lực thực hiện Điều lệ trường tiểu học.

    1.1. Một số khái niệm.

    1.2. Điều lệ trường tiểu học,

    - Chương II: Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ ở một số Trường tiểu học.

    2.1. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của CBQL ở một số Trường tiểu học.

    2.1.1. Về nhận thức của CBQL (điều tra đối với CBQL).

    2.1.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ tiểu học của CBQL.

    2.1.3. Một số đề xuất của CBQL về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ tiểu học.

    2.2. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của giáo viên ở một số Trường tiểu học.

    2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên.

    2.2.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của giáo viên.

    2.2.3. Một số đề xuất của giáo viên về các biện pháp nâng co hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học.

    2.3. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của học sinh ở một số Trường tiểu học.

    2.3.1. Nhận thức của học sinh trong việc thực hiệ Điều lệ Trường tiểu học.

    2.3.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của học sinh.

    2.3.3. Một số đề xuất của học sinh về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học.

    2.4. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ, nguyên nhân của thực trạng.

    2.4.1. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ.

    2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng.

    2.5. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết.

    - Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học.

    * Biện pháp 1: Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với nhà trường trong công tác chỉ đạo thực hiện Điều lệ Trường tiểu học.

    * Biện pháp 2:

    - Phần kết luận và khuyến nghị.

    + Kết luận.

    + Khuyến nghị.

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam theo mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật.

    Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) đã ghi nhận: “Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật”.

    Văn kiện hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII, tháng 1 năm 1995) và Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996) nhấn mạnh: “Tăng cường pháp chế XHCN xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật”. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định quan điểm trên.

    Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết 51, Quốc hội khoá X, (tháng 12 năm 2001) cũng ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” (Điều 12, chương 1).

    Quan điểm nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đặt ra những yêu cầu cơ bản như:

    - Nhà nước phải coi trọng công tác xây dựng pháp luật.

    - Người cán bộ quản lý (CBQL) phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận nghiệp vụ quản lý và phải được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật.

    - Người CBQL phải tuân theo những nguyên tắc quản lý nhà nước, trong đó có nguyên tắc pháp chế XHCN, yêu cầu của nguyên tắc đó là mọi cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức, đoàn thể, công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật, tức là mọi người phải có ý thức và thói quen sống, làm việc và hành xử theo những quy định của pháp luật.

    Giáo dục và đào tạo là một ngành quan trọng trong hệ thống các ngành, lĩnh vực của đất nước, nó được tổ chức thành một hệ thống thứ bậc trải rộng trên phạm vi cả nước. Toàn bộ cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị, trường học của hệ thống giáo dục và đào tạo đã được quy định rõ ràng trong hệ thống các văn bản pháp luật. Nếu các cơ quan đơn vị trường học thực hiện tốt các quy định pháp lý đó thì sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.

    Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì Tiểu học là bậc học nền tảng. Bậc học này giúp các em có những hiểu biết cơ bản ban đầu làm tiền đề để tiếp tục học lên các cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống.

    Ngày 02 tháng 4 năm 1979, Bộ Giáo dục ban hành Điều lệ Trường phổ thông, một văn bản pháp luật điều chỉnh hệ thống giáo dục phổ thông bao gồm các trường phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 9) và trường phổ thông trung học (từ lớp 10 đến lớp 12).

    Ngày 11 tháng 7 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học, Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học.

    Điều lệ Trường tiểu học là một văn bản pháp lý của Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trực tiếp đối với việc tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học, nó quy định các nội dung chủ yếu như: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; cơ sở vật chất thiết bị nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội . Từ vị trí, ý nghĩa quan trọng trên; nếu các nhà trường tổ chức thực hiện tốt các Điều lệ nhà trường, sẽ tạo ra sự thống nhất về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành trong các cơ quan, đơn vị, trường học của hệ thống giáo dục quốc dân. Nó tạo cơ sở cho sự hoạt động thông suốt, nhịp nhàng trong toàn bộ hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo. Do đó, việc tổ chức thực hiện Điều lệ Trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với tất cả các Trường tiểu học.

    Trong hơn 6 năm qua, việc tổ chức thực hiện Điều lệ Trường tiểu học ở các Trường tiểu học ra sao? Đội ngũ CBQL và giáo viên đã nắm vững và thực hiện đúng và đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình (mà Điều lệ đã quy định) hay chưa? Các quyền và nhiệm vụ của học sinh đã được Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tôn trọng và đảm bảo thực hiện hay không?

    Để góp phần làm rõ vấn đề trên cũng như để nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp thích hợp, em xin lựa chọn đề tài “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học”.

    2. Mục đích nghiên cứu.

    Đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học.

    - Tìm hiểu thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong một số Trường tiểu học.

    - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học.

    4. Đối tượng nghiên cứu.

    Các biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học.

    5. Phương pháp nghiên cứu.

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận (thông qua việc đọc và phân tích các văn bản và tài liệu có liên quan).

    - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế (bằng phiếu hỏi, toạ đàm trực tiếp với các đối tượng có liên quan).

    - Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, phân tích các số liệu thực tế;

    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

    6. Phạm vi nghiên cứu.

    Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hiệu lực thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý, giáo viên học sinh theo Điều lệ Trường tiểu học trong một số Trường tiểu học bao gồm:

    - 79 học viên khoá 6 là các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các đồng chí kế cận quản lý Trường tiểu học thuộc 27 huyện, thị, thành phố tỉnh Thanh Hoá.

    - Cử nhân khoa học và quản lý giáo dục tiểu học được tổ chức tại trường THSP Thanh Hoá.

    - 80 cán bộ, giáo viên của trường Tiêủ học Quảng Hùng, Trường tiểu học Quảng Minh, trường Tiểu học Quảng Tâm và Trường tiểu học Quảng Cát của huyện Quảng Xương – Thanh Hoá.

    - 60 em học sinh của các trường kể trên.

    7. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.

    Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong một số Trường tiểu học.

    Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...