Tiểu Luận Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ 5- 6 tuổi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Lý do chọn đề tài:
    Văn học là một hình thức văn hoá nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống của trẻ thơ. Văn học chứa đựng những tri thức về cuộc sống, đưa trẻ đến những chân trời mới. Đó chính là thế giới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt trong những hình thức đa dạng, phong phú. Có thể nói, văn học như những bộ sách giáo khoa về cuộc sống, bởi nó đem đến cho trẻ những tri thức, góp phần củng cố, mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giúp trẻ khám phá ra những điều bí ẩn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, qua văn học trẻ em cũng bắt đầu nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử và đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình, tình bạn .Chính vì lẽ đó, văn học là một trong những phương tiện hữu hiệu để phát triển toàn diện nhân cách và làm giàu có tâm hồn trẻ, là hành trang cho các em trên những chặng đường đời. Nói tới văn học thiếu nhi không thể không kể đến mảng truyện đồng thoại. Đó là một loại hình văn học rất phù hợp với trẻ mầm non. Với đặc trưng là sự tung hoành của trí tưởng tượng, truyện đồng thoại đã thực sự lôi cuốn trẻ. Ở đó các em tìm thấy những nét quen thuộc, thấy sự thân thương bầu bạn với thế giới vạn vật sinh động trong truyện đồng thời củng cố và mở rộng những hiểu biết của trẻ. Những câu chuyện ngộ nghĩnh ấy đã mang đến cho các em những ước mơ bay bổng, gợi cho các em những xúc động trong tâm hồn, gợi thức ở các em trí tưởng tượng phong phú, tạo dựng cho các em thái độ đúng đắn trong cuộc sống.
    Trong trường mầm non, truyện đồng thoại đã được đưa vào chương trình làm quen trẻ với tác phẩm văn học với tỷ lệ đáng kể nhưng hầu hết giáo viên chưa chú ý đến tên gọi cũng như những đặc trưng của thể loại truyện này cộng với khả năng lĩnh hội truyện đồng thoại ở trẻ còn rất nhiều hạn chế. Một mặt do giáo viên chưa tìm ra được các biện pháp, các cách thức đọc, kể phù hợp để truyện đồng thoại thực sự trở thành một phương tiện giáo dục hữu hiệu với trẻ, giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ các giá trị của truyện đồng thoại.
    Chính vì lý do trên và với mong muốn đưa các ý nghĩa của truyện đồng thoại đến với trẻ một cách hữu hiệu mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ 5- 6 tuổi”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...