Báo Cáo Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THPT hiện nay

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THPT hiện nay


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Chúng ta biết rằng mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông là đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh, nhạy trước mọi yêu cầu của đất nước đã hội nhập trong giai đoạn hiện tại. Vì vậy vấn đề đặt ra là xã hội đang cần có một lực lượng thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “chuyên”, thực sự năng động, sáng tạo, tự chủ trong cuộc sống, trong công việc, trong ý thức đóng góp sức lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng nước nhà trong giai đoạn hiện tại, theo em việc rèn luyện ý thức tự giác cao trong mọi hoạt động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng.
    Bác Hồ từng nói “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ”, mà tuổi trẻ của một đời người phần lớn lại gắn với mái trường, ở đó họ nhận được sự quan tâm, dạy dỗ của các nhà giáo dục, tại đây nhân cách của các em sẽ hình thành, định hướng, phát triển. Như vậy có thể nói, nhà trường chính là “chiếc nôi” đầu tiên đưa các em vào đời.
    Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay ở đất nước ta, vấn đề giáo dục toàn diện cho con người càng trở lên cấp thiết đặc biệt là vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho thế hệ học sinh. Vì vậy mục tiêu của giáo dục Việt Nam được ghi rất rõ trong Khoản 1 Điều 27 Luật giáo dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
    Trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dung giáo dục thẩm mĩ, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình giáo dục toàn diện. Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng, nếu thiếu óc thẩm mĩ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xã hội hiện đại. Óc thẩm mĩ có vai trò to lớn trong nhận thức và trong lao động sáng tạo của con người.
    Giáo dục thẩm mĩ trở nên hết sức quan trọng vì nó có tác động mạnh đến trí tuệ, đến tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹp trong hành vi, thói quen của học sinh, đến khả năng sáng tạo – một phẩm chất cực kỳ quý báu của con người hiện đại.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục thẩm mĩ và quá trình giáo dục thẩm mĩ đối với sự phát triển toàn diện của học sinh THPT, từ thực trạng công tác giáo dục thẩm mĩ trong các trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập, xuất phát từ yêu cầu giáo dục thẩm mĩ đòi hỏi sự tham gia và kết hợp đồng bộ của mọi lực lượng xã hội đặc biệt là vai trò tổ chức quản lí của Nhà trường, gia đình trong việc nâng cao giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nên em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THPT hiện nay”.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Xác định một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THPT.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ học sinh THPT.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quá trình giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THPT
    - Nghiên cứu thực trạng quá trình giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THPT.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng gíao dục thẩm mĩ cho học sinh THPT.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
    - Nghiên cứu văn bản pháp quy, nội quy, quy chế.
    - Thực tiễn: quan sát, lấy số liệu
     
Đang tải...