Chuyên Đề Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài:

    1. Cơ sở lý luận:

    Mỗi tri thức, kỹ năng, năng lực học sinh được rèn luyện ở bậc Tiểu học sẽ định hình những phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Những gì đã hình thành trong các em, sau này lớn lên khó mà thay đổi được. Vì vậy nhà trường có nhiệm vụ rèn luyện, giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Để làm được điều đó cần coi trọng tất cả các môn học và mỗi môn có một đặc trưng riêng, môn nào cũng có ý nghĩa, mục đích, yêu cầu riêng nhưng đều hỗ trợ, bổ sung cho nhau góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện. Để chiếm lĩnh được đỉnh cao của khoa học kỹ thuật càng cần phải có nhiều nhân tài, phải giỏi về các môn khoa học tự nhiên và xã hội trọng đó có môn Toán.

    Chương trình toán tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình thức học đơn giản.

    Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bắng viêt, các suy luận đơn giản góp phần rèn luyên phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

    Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy - học các môn học, đặc biệt là môn Toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn Toán là “ chìa khoá” mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao đông trong thời đại mới. Vì vây, môn Toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phat triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.


    2. Cơ sở thực tiễn

    Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy - học và giải toán là “ Hòn đá thử vàng”của dạy - học toán. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực, tự giác và linh hoạt, Huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện hững dữ khiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.

    Dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học nhằm mục đích chủ sau:

    - Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức vào thao tác thực hành đã học, rèn luyện kĩ năng tính toán bước tập dượt vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hàh vào thực tiễn.

    - Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp kĩ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng qua sát, phỏng đoán, tìm tòi.

    - Rèn luyện cho học sinh những đức tính và phong cách làm việc của người lao động, như: cẩn thận , chu đáo, cụ thể .

    Ở học sinh lớp Năm kiến thức đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển hơn các lớp trước, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển. Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất định. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày bài giải, sai sót do không viết đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết thừa. Một sai sót đáng kể khác là học sinh thường không chú ý phân tích theo các điều kịên của bài toán nên đã lựa chọn sai phép tính.

    Với những lí do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Năm nói

    riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và cần thiết. Qua thực tế giảng dạy, với chương trình lớp 5 (lớp cuối cấp tiểu học) thì việc giải bài toán có lời văn quả là khó khăn với học sinh nói chung và học sinh yếu nói riêng. Khó khăn lớn nhất phải kể, phương pháp học tập và làm việc khoa học, sáng tạo nên kết quả học tập do khó khăn gây ra bị hạn chế. Để thực hiện tốt mục tiêu dạy học toán, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, gắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài“ Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp Năm” Để nghiên cứu

    II. Phạm vi đề tài:

    1. Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài này tôi đã và đang vận dụng trong trường Tiểu học Đại Đình, được áp dụng trực tiếp ở lớp 5C mà tôi được phân công chủ nhiệm.

    2. Đối tượng nghiên cứu:

    Qua thực tế giảng dạy, với chương trình lớp 5 (lớp cuối cấp tiểu học) thì việc giải bài toán có lời văn quả là khó khăn với học sinh nói chung và học sinh yếu nói riêng. Vì vậy một vấn đề đặt ra là: “Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn” cho học sinh . Để giảm bớt khó khăn trên là rất cần thiết. Tôi đã chọn học sinh lớp 5 để hướng dẫn các em.

    III. Mục đích yêu cầu của đề tài:

    - Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp dùng để giảng dạy toán có lời văn.

    - Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp Năm.

    - Giúp giáo viên có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê học


    toán, từ đó các em có lòng kiên trì, say mê tìm tòi, sáng tạo, rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ góp phần nâng cao hiệu quả các môn học khác.

    - Nghiên cứu nhận thức đúng quy luật của tư duy, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, để hình thành cho học sinh kĩ năng giải toán .

    - Nghiên cứu phương pháp dạy giải những bài toán nhiều dạng khỏc nhau trỏnh bị nhầm lẫn.

    - Qua quá trình tìm hiểu, để có những biện pháp tích cực, khắc phục những tồn tại trong việc dạy và học giải toán có lời văn.

    - Khảo sát và hướng dẫn cụ thể môt số bài toán, một số dạng toán có lời văn ở lớp Năm, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn.

    PHẦN II: NỘI DUNG:

    A. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    1. Cơ sở lý luận khoa học

    Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình dạy học môn toán ở bậc Tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt hữu cơ với nội dung của số học, số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình. Vì vậy, việc gải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:

    - Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể phát hiện dễ dàng những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục.

    .


    3. Những bài học kinh nghiệm:

    Khi dạy giải bài toán có lời văn theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, chúng ta cần chú ý những điểm sau:

    - Các bài toán có lời văn nội dung đa dạng phong phú. Do đó, việc yêu cầu học sinh đọc kỹ đề toán để xác định được dạng bài và tìm ra hướng giải đúng là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên.

    - Khi dạy bài toá có lời văn, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tóm tắt bài toán , cần hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ để các em vận dụng công thức giải được chính xác, linh hoạt.

    - Đối với những bài toán có lời văn phức tạp, cần hướng dẫn học sinh một số phương pháp (sơ đồ đoạn thẳng, suy luận, ) để đưa bài toán về dạng điển hình.

    - Khi hướng dẫn giải các bài toán có lời văn, giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh giải bằng nhiều cách khác nhau (nếu có thể) và lựa chọn cách giải hay nhất.

    - Giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ , cần làm tốt những công việc sau:

    + Xác định đúng yêu cầu bài toán và đưa bài toán về dạng cơ bản.

    + Tìm các cách giải khác nhau của bài toán.

    + Dự kiến những khó khăn sai lầm của học sinh

    + Tìm cách hướng dẫn học sinh tháo gỡ khó khăn và gợi ý để học sinh tìm được cách giải hay.

    + Hướng dẫn học sinh lập bài toán tương tự (hoặc bài toán ngược) với bài toán đã giải.

    Tóm lại: Dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh là giải pháp có tính khả thi và phù hợp với bản chất của hoạt động nhận thức. Tuy nhiên nó đòi hỏi người giáo viên phải chuyên tâm suy nghĩ , thiết kế những hoạt động của học sinh trên cơ sở lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp với từng đối tượng học sinh./.




    4. Kiến nghị, đề xuất:

    Trên thực tế dạy học ở trường Tiểu học Đại Đình, tôi có một số đề xuất sau:

    - Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia giao lưu học tập, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, bố trí nhiều tiết dạy mẫu để giáo viên vận dụng một cách linh hoạt trong việc giảng dạy với từng đối tượng học sinh.

    - Tăng cường khuyến khích viết đề xuất sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, cấp huyện triển khai vào thực tế dạy học.

    - Các cấp quản lý giáo dục cần tạo cơ hội và động viên kịp thời khi giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học dù là nhỏ nhất.


    PHẦN III : KẾT LUẬN

    Học sinh tiểu học hiện nay có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú đó là tiền đề tốt cho việc phát triển nâng cao tư duy toán học nhưng cũng rất rễ bị phân tán rối trí nếu bị áp đặt căng thẳng quá tải. Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải truyền đạt . làm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều kiện không thể xem nhẹ.

    Đối với người giáo viên Tiểu học, vấn đề quan trọng là không chỉ truyền thụ cho học sinh những tri thức toán học mà còn phải tìm cách để học sinh lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, đó chính là phương pháp học. Nếu không có phương pháp học đúng thì người học sẽ rơi vào tình trạng học vẹt theo một cách máy móc, nhắc lại kiến thức bài học mà không hiểu hoặc hiểu một các máy móc mơ hồ, nhanh quên.

    Các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà sư phạm trên toàn thế giới cũng thống nhất quan điểm: "Kích thích hứng thú tư duy cho học sinh là khâu trọng yếu nhất trong quá trình truyền thụ tiếp thu kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng". Riêng đối với môn toán, môn học từ xưa đến nay được xem là khô khan, môn học khó đối với học sinh. Làm thế nào để kích thích hứng thú, tư duy cho học sinh nhất là học sinh còn nhỏ tuổi. Tôi hy vọng sẽ có nhiều thầy cô quan tâm việc nâng cao chất lượng học toán cho học sinh tiểu học.

    Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm kết quả cho thấy việc giúp học sinh rèn kĩ năng giải toán có lời văn là rất quan trọng mang lại hiệu quả cao và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.

    Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng giải toán có lời văn để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. Rất mong Hội đồng khoa học giáo dục góp ý, giúp đỡ để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

    Tôi xin chân thành cảm ơn !





    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Các văn bản, chỉ thị hướng dẫn của Bộ giáo dục - đào tạo

    2 . Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 ( Tập 2- Tháng 6/2006) Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o - Vô TiÓu häc - NXB Giáo dục.

    3. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5( Tập 2- Tháng 8/2007)Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o - NXB Giáo dục.

    4. Chuyên đề giáo dục Tiểu học. Vụ giáo dục Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục

    5. Chương trình SGK, SGK Toán nâng cao(Nhà xuất bản GD)

    6. Các phương pháp giải toán. (Nhà xuất bản GD)

    7. Tạp chí Giáo dục Tiểu học, Toán tuổi thơ.

    9. Sáng kiến kinh nghiệm về dạy toán ở Tiểu học


    Đại Đình, ngày 20 tháng 5 năm 2011

    Người viết





    NGUYỄN THỊ TUYẾT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...