Chuyên Đề Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty thiết bị đo điện. Dự báo về n

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN. DỰ BÁO VỀ NHU CẦU SẨN PHẨM ĐO ĐIỆN
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

    I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG
    1. Khái niệm về thị trường


    Từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì thuật ngữ “thị trường” cũng như các thuật ngữ khác có liên quan đến thị trường được nói đến ngày càng nhiều, nhưng để hiểu sâu sắc hơn về thuật ngữ này thì thật không đơn giản.


    Sự phát triển của xã hội loài người đã dẫn đến sự trao đổi mua bán giữa con người với con người, giữa tổ chức này với tổ chức khác và từ đó đã làm xuất hiện mối quan hệ trao đổi hàng hoá. Đó là đặc trưng riêng của nền kinh tế hàng hoá, và để thực hiện điều này cần phải có một môi trường để nó diễn ra. Khái niệm môi trường bắt nguồn từ môi trường cho sự trao đổi này. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường tuỳ thuộc vào trình độ, góc độ cũng như mục đích nghiên cứu:

    (+) Theo quan niệm cổ điển: cho rằng “thị trường” là nơi người mua và người bán gặp nhau để tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của cả hai bên. Đó là quan niệm cơ bản về thị trường và đã coi thị trường là một địa điểm nào đó, và đồng nhất thị trường với một cái chợ. Việc hiểu thị trường một cách sơ khai như vậy không còn phù hợp với nền kinh tế hiện đại vì hai lý do sau:

    - Trong nền kinh tế hiện đại địa điểm diễn ra nhiều khi là không rõ ràng và ít ý nghĩa

    - Thị trường còn những yếu tố khác tác động đến người mua và người bán là sự tổng hợp những yếu tố tác động đến cung và cầu, sự tác động đó diễn ra theo một quá trình chứ không phải là một thời điểm.

    (+) Theo quan niệm hiện đại về thị trường dưới góc độ kinh tế: cho đến nay đã có nhiều nhà kinh tế chia ra những khái niệm hiện đại về thị trường dưới góc độ kinh tế. Nói chung họ đều thừa nhận thị trường là một quá trình hay một khuôn khổ nào đó mà người mua (cầu) và người bán (cung) tác động qua lại để thoả thuận những nội dung của trao đổi.

    Sau đây là hai khái niệm cơ bản và tiêu biểu về thị trường:
    - Theo SAMUELSON: Thị trường là một quá trình mà thông qua đó mà người bán và
     
Đang tải...