Luận Văn Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu mua sắm thiết bị tại công ty thiết bị y tế

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    ​Từ khi thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo chủ trương đổi mới do Đại hội Đảng lần VI đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng từng bước đổi mới toàn diện cơ chế quản lý để làm cho cơ chế đó thích ứng điều kiện của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cùng với sự chuyển đổi đó nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện, trong đó hình thức đấu thầu đã được áp dụng để dần thay thế cho phương thức chỉ định thầu không còn phù hợp với cơ chế thị trường cũng như thông lệ quốc tế. Hình thức đấu thầu ban đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng nhưng sau này do tính chất đặc điểm cũng như hiệu quả của nó đối với nền kinh tế người ta đã áp dụng nó trong nhiều lĩnh vực như: tư vấn, mua sắm thiết bị hàng hoá. Chính vì vậy mà trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay việc áp dụng đấu thầu đã trở thành phương thức kinh doanh đặc thù vì quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được bắt đầu bằng hoạt động tiêu thụ thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Chính vì vậy sự phát triển của doanh nghiệp giờ đây đều phụ thuộc vào khả năng thắng thầu và tìm hợp đồng tiêu thụ hàng hoá.
    Hiện nay cùng với chính sách phát triển kinh tế thích hợp của Nhà nước đã tạo nhiều cơ hội cho các nhà thầu tham gia đấu thầu. Tuy nhiên ở nước ta hoạt động đấu thầu nói chung cũng như đấu thầu mua sắm thiết bị hàng hoá nói riêng còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp ở Việt Nam vì hoạt động này mới chỉ tiến hành trong một vài năm trởlại đây và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Cùng với đó nhiều doanh nghiệp cũng phải tự điều chỉnh để tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế mọi việc nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác lập giá đối với khả năng trúng thầu cũng như thực hiện công tác lập giá tại các doanh nghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của đơn vị.
    Với kiến thức đã học ở trường và qua thời gian thực tập tại Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội tôi nhận thấy vấn đề lập giá dự thầu thực sự bức xúc trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty nó đã đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác lập giá dự thầu tại Công ty. Với mong muốn được góp phần giải quyết yêu cầu đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu trong đấu thầu mua sắm thiết bị tại Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội"
    Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được kết cấu thành 3 chương:
    Chương I - Những vấn đề lý luận chung về đấu thầu và tổ chức lập
    giá dự thầu trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp .
    Chương II - Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu ở Công ty
    thiết bị y tế TW1 - Hà Nội.
    Chương III -Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự
    thầu tại Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội.
    Với trình độ và thời gian có hạn nội dung chuyên đề khó có thể tránh được những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cũng như của các cán bộ Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội để thực hiện đề tài được tốt hơn.
    Chương một
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ
    TỔ CHỨC LẬP GIÁ DỰ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG
    MUA BÁN CỦA DOANH NGHIỆP.
    1.1- Thực chất và vai trò của phương thức đấu thầu trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp .
    1.1.1 Thực chất và đặc điểm của đấu thầu mua bán thiết bị trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp .
    1.1.1.1 Thực chất của đấu thầu trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp .

    Quá trình tái sản xuất mở rộng gồm 4 khâu: sản xuất, trao đổi phân phối và tiêu dùng. Các khâu này có quan hệ tương hỗ với nhau. Hoạt động mua bán nằm trong khâu phân phối và tiêu dùng. Bởi vậy trong nền kinh tế hàng hoá ở những mức độ khác nhau và với mục đích khác nhau mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào quá trình mua bàn bán này. Xét một cách khái quát thì hoạt động mua bán của doanh nghiệp chính là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế thông qua mua bán trên thị trường và trong quá trình này nội dung kinh tế cơ bản của nó là thực hiện chuyển hoá quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá giữa các chủ thể. Khi thực hiện hoạt động mua, bán theo những kiểu khác nhau (hàng đổi lấy tiền, tiền đổi lấy hàng, hàng đổi lấy hàng) theo sự thoả thuận giữa các chủ thể có liên quan thì quyền sở hữu hàng hoá và sử dụng hàng hoá (hoặc tiền tệ) từ chủ thể này sẽ được chuyển giao cho chủ thể khác và ngược lại. Điều này có nghĩa là khi thực hiện hoạt động bán người bán mất quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá của mình họ nhận được quyền sở hữu và sử dụng tiền tệ của người mua.
    Trong tình hình hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá thì để thực hiện được hoạt động mua bán thì doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu.
    + Tự mua sắm: chủ đầu tư tự dùng lực lượng của mình để thực hiện việc mua sắm thiết bị hàng hoá. Hình thức này có một số ưu điểm là: Mức độ quan tâm về chất lương cao; có ý thức tiết kiệm chi phí ; lo lắng đến tiến độ. Song nó cũng gặp phải một số nhược điểm là: khả năng hạn chế chưa chắc đã thực hiện được kết quả là khó đảm bảo hình thức này chỉ phù hợp với các thiết bị có kỹ thuật đơn giản.
    + Chỉ định thầu: Là hình thức đặc biệt được áp dụng đối với các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước được phép chỉ định thầu. Bên mời thầu chỉ thương thảo hợp đồng với một nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định, nếu không đạt yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác. Trường hợp này, công cụ ràng buộc giữa hai bên chủ đầu tư và nhà thầu chính là hợp đồng kinh tế. Việc thực hiện phương thức này bộc lộ các ưu nhược điểm sau:
    Ưu điểm: Do chọn được nhà thầu có năng lực trình độ hơn khả năng thực hiện tốt các yêu cầu của chủ đầu tư (chủ yếu là yêu cầu kỹ thuật của thiết bị) nên có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của chủ đầu tư với chi phí phù hợp.
    Nhược điểm: Chất lượng thực tế còn phụ thuộc vào bên nhà thầu dễ gây ra tình trạng phụ thuộc vào một nhà thầu.
    + Đấu thầu: Trong mua sắm thiết bị thì đây là phương thức đang được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau mà xem xét thì sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu mua sắm hàng hoá.
    Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu chính là một hình thức kinh doanh trong cơ chế mới mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội cung cấp thiết bị hàng hoá cho người mua (chủ đầu tư ) và nhận được tiền về.
    Đứng ở góc độ của chủ đầu tư : Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong hoạt động mua bán của chủ đầu tư nhằm lựa chọn ra được nhà thầu cung cấp thiết bị hàng hoá cho mình đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra trong việc cung cấp thiết bị hàng hoá.
    Đứng trên góc độ của quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà trên cơ sở đó chọn lựa được nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
    Như vậy tổng hợp các góc độ trên mà xem xét thì có thể hiểu khái quát khái niệm đấu thầu mua sắm thiết bị là:
    “Đấu thầu mua sắm thiết bị là phương thức giao dịch đặc biệt để mua sắm thiết bị hàng hoá trong đó người mua (được gọi là bên mời thầu, bên gọi thầu0 công bố trước các điều kiện giao hàng để người bán (được gọi là người dự thầu hay nhà thầu) báo giá mình muốn bán. Người mua sẽ chọn mua của người nào báo giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện mua hàng đã nêu trong hồ sơ mời thầu.
    Từ những vấn đề trên đây có thể thấy thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh sau:
    * Thứ nhất: Đấu thầu là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn các đơn vị cung cấp thiết bị hàng hoá (các nhà thầu). Phương pháp này đòi hỏi sự so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu trên cùng một phương diện (như kỹ thuật, tài chính ) và phải diễn ra theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định để chọn lấy nhà thầu đủ khả năng sau đó lại so sánh tiếp. Kết quả cuối cùng là chủ đầu tư sẽ chọn được nhà thầu đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của bên mời thầu.
    * Thứ hai: Đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện:
    - Cạnh tranh giữa chủ đầu tư (bên mời thầu) và nhà thầu (các đơn vị cung cấp thiết bị hàng hoá).
    - Cạnh tranh giữa các nhà thầu.
    Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu) trong đó người mua là chủ đầu tư và người bán là các nhà thầu. Tuy nhiên hoạt động mua bán này khác với hoạt động mua bán thông thường ở chỗ: chủ đầu tư bán việc nhưng phải trả tiền, nhà thầu mua việc nhưng nhận được tiền. Người bán muốn bán việc với giá rẻ nhất bởi vì họ phải trả tiền thanh toán cho người mua. Người mua lại mong muốn mua được giá cao để tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho họ. Mặt khác theo lý thuyết hành vi thì trong một vụ mua bán bao giờ người mua cũng cố gắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất ở chất lượng nhất định, còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể. Do đó nảy sinh sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư ) và người bán (nhà thầu). Mặt khác, do hoạt động mua bán này lại diễn ra chỉ với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán (các nhà thầu) phải cạnh tranh với nhau để bán được sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu.
    Trong việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau:
    - Đấu thầu rộng rãi:
    Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với các gói thầu lớn phức tạp về công nghệ, kỹ thuật bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia dự thầu.
    Hình thức này hiện nay đang được khuyến khích áp dụng nhằm đạt được tính cạnh tranh cao trên cơ sở có sự tham gia của nhiều nhà thầu. Tuy nhiên hình thức này chỉ được áp dụng đối với các loại thiết bị hàng hoá thông thường không có yêu cầu đặc biệt về công nghệ và kỹ thuật cũng như không mang tính bí mật và tuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, khu vực, toàn quốc hay quốc tế.
     
Đang tải...