Luận Văn Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng chính sác

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế hiện nay, các Ngân hàng luôn muốn đứng vững, phát
    triển ổn định và lâu dài. Muốn đạtđược điều này đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải
    thực hiện đồng bộ, chặt chẽ và phải tối ưu hóa các hoạt động của mình từ khâutổ
    chức, quản lý đếnhoạt động kinh doanh. Trong đó, khâu tổ chức hạch toán kế
    toán là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống công cụ quản lý kinh tế -tài
    chính rất quan trọng đối với tất cả các Ngân hàng, nó liên quan đến rất nhiều
    hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
    Kế toán là một công cụ quan trọng có vai trò tích cực đối với việc quản
    lý vốn, tài sản và điều hành hoạt động kinh doanh, nó là nguồn thông tin đáng tin
    cậy để các cấp lãnh đạo điều hành, quản lý và kiểm tra tình hình kinh doanh. Là
    công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế -tài chính cho
    nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài Ngân hàng, nên kế
    toán cũng trải qua nhiều quá trình để ngày càng hoàn thiện để phù hợp hơn với
    thực trạng của nền kinh tế hiện nay. Việc tổ chức công tác kế toán tốt hay không
    đều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán nói riêng
    và công tác quản lý nói chung trong các Ngân hàng.
    Để tổ chức công tác tổ chức hạch toán kế toán trong Ngân hàng thì
    không chỉ phụ thuộc vào qui mô hoạt động, đặc điểm của Ngân hàng mà còncăn
    cứ vào các chính sách, chế độ và hướng dẫn được Nhànước ban hành. Chính vì
    vậy, việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán
    để thích nghi với yêu cầu và nội dung của các quá trình đổi mới cơ chế quản lý là
    một vấn đề thực sự rất quan trọng và cần thiết.
    3
    Đối với Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Tỉnh Khánh Hòa hiện
    nay, việc tổ chức công tác tổ chức hạch toán kế toán mặc dù luôn được đổi mới,
    hoàn thiện theo các quy định mới của Nhà nước nhưng trong quá trình thực hiện
    vẫn còn gặp phải một số khó khăn làm ảnh hướng đến chấtlượng và hiệu quả
    của công tác kế toán trong Ngân hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên cũng như
    nhu cầu bổ sung kiến thức kế toán thực tiễn cho bản thân, được sự đồng ý của
    Ngân hàng, em đã quyết định chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP
    PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
    NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm củng cố, bổ sung,
    trang b ị thêm cho bản thân vốn kiến thức thực tế về công tác tổ chức hạch toán
    kế toán.
    - Phân tích đánh giá đúng thực trạng về hoạt động kinh doanh và công tác
    tổ chức hạch toán kế toán tại Ngân hàng, từ đó tìm ra những ưu điểm để phát huy
    và phát hiệnnhững tồn tại khó khăn cần khắc phục, đồng thời căn cứ vào hệ
    thống cơ sở lý luận được học tập tại trường, cũng như các cơ chế chính sách tài
    chính kế toán hiện hành của Nhà nước để đề xuất một số biện pháp nhằm góp
    phần hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán ở NHCSXH.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: công tác tổ chức hạch toán kế toán
    tại phòng kế toán của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Tỉnh Khánh Hòa.
    Phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài nhiên cứu tổ chức bộ máy kế toán, tổ
    chức vận dụng chứng từ, tổ chức vận dụng tài khoản, tổ chức sổ sách kế toán và
    tổ chức các phần hành tại NHCSXHchi nhánh Tỉnh Khánh Hòa, bao gồm:
    4
    - Phần hànhkế toán cho vay
    - Phần hànhkế toán giao dịch
    - Phần hànhkế toán tài sản cố định
    - Phần hànhkế toán công cụ lao động
    - Phần hànhkế toán các khoản thu nhập
    - Phần hànhkếtoán ti ền lương
    - Phần hànhkế toán chi tiêu
    - Phần hànhkế toán chuyển vốn
    - Phần hành kế toán thuế thu nhập cá nhân
    - Phần hànhkế toán xác định kết quả kinh doanh
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau như: phương
    pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, liên hệ so sánh, tham khảo ý kiến
    của các bộ phận chuyên môn công tác thực tế để trình bày các vấn đề lý luận
    và thực tiễn.
    5. Nội dung nghiên cứu và kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội
    dung của đề tài bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức hạch toán kế toán trong Ngân
    hàng.
    - Chương 2: Thực trạng về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại NHCSXH
    chi nhánh Tỉnh Khánh Hòa.
    - Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức
    hạch toán kế toán tại NHCSXH chi nhánh Tỉnh Khánh Hòa.
    5
    6. Những đóng góp của đề tài
    - Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác tổ chức hạch
    toán kế toán, làm rõ hơn vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc tổ chứccông
    tác kế toán tại NHCSXHchi nhánh Tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của sự phát
    triển của kinh tế xã hội nói chung.
    - Đánh giá được thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán kế toán tại
    Ngân hàng trên một số lĩnh vực: tổ chức nhân sự phòng kế toán, tổ chức hệ
    thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ
    sách kế toán, tổ chức các phần hành kế toán.
    - Đề tài đưa ra nhận xét về kết quả tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại
    NHCSXH.
    - Đề tài mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ
    chức hạch toán kế toán tại NHCSXH.
    Với thời gian thực tập còn hạn chế, chưa có điều kiện đi sâu vào tất
    cả các hoạt động của Ngân hàng mà chỉ quan tâm đến việc tổ chức công tác kế
    toán tại Ngân hàng là chủ yếu. Bên cạnh đó, do kiến thức bản thân còn có hạn
    nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự giúp đỡ của
    cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hiển, và các thầy cô trong khoa kế toán –tài
    chính và các cô chú cán bộ củaNgân hàng và các bạn sinh viên để đề tài được
    hoàn thiện hơn.
    Sau cùng em xin chân thành cảm ơn sâu sắc về sự hướng dẫn và dạy
    bảotận tình của cô Nguyễn Thị Hiển cùng toàn thể thầy cô trong khoa kế toán –
    tài chính, các cô chú, anh chị tại NHCSXHchi nhánh Tỉnh Khánh Hòa đã tạo
    điều kiện giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
    6
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ
    CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG
    NGÂN HÀNG
    7
    1.1. Những vấn đề chung về công tác tổ chức hạch toán kế toán trong ngân
    hàng
    1.1.1. Khái niệm, đối tượng,mục tiêu về công tác tổ chức hạch toán kế toán
    trong ngân hàng
    - Tổ chức hạch toán kế toán được hiểu là những mối liên hệ giữa các yếu tố
    cấu thành bản chất của hạch toán kế toán đó là chứng từ kế toán, đối ứng tài
    khoản, tổng hợp cân đối kế toán. Do đó nội dung cơ bản của tổ chức hạch toán kế
    toán bao gồm:
     Tổ chức chứng từ
     Tổ chức tài khoản
     Tổ chức bộ sổ kế toán
     Tổ chức công tác kế toán
     Tổ chức bộ máy kế toán
     Tổ chức báo cáo
    - Đối tượng của tổ chức hạch toán kế toánlà sự liên hệ giữa các bộ phận, vì
    vậy đối tượng chung của tổ chức hạch toán kế toán là mối liên hệ giữa các yếu tố
    phù hợp với nội dung, hình thức và bộ máy kế toán.
    - Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán:
     Ban hành các văn bản pháp lý về kế toán: bao gồm cả về pháp luật
    kế toán và các văn bản dưới luật, của quốc tế và quốc gia.
     Nghệ thuật tổ chức đưa các văn bản đó vào thực tế hoạt động kế
    toán: thông qua hệ thống các cấp và mối liên hệ giữa các cấp trong hệ thống
    1.1.2. Nguyên tắc tổ chức công tác tổ chức hạch toán kế toán trong ngân
    hàng
    - Đảm bảotính thống nhất giữa kế toán và quản lý
    8
     Đảm bảo tính thống nhất giữa đơn vị hạch toán kế toán với đơn vị
    quản lý.
     Tôn trọng tính hoạt động liên tục của đơn vị quản lý.
     Thống nhất mô hình tổ chức kế toán với mô hình tổ chức kinh
    doanh và tổ chức quản lý.
     Tăng tính hấp dẫn của thông tin kế toán với quản lý, trên cơsở đó
    tăng dần quy mô thông tin và sự hài hòa giữa kế toán và quản lý.
     Bảo đảm hoạt động quản lý phải gắn kế với kế toán.
    - Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống kế toán
     Trong các phần hành kế toán cần tổ chức khép kínquy trình kế
    toán.
     Tùy tính phức tạp của đối tượng để định cácbước quy trình kế toán
    và chọn hình thức kế toán phù hợp.
     Tùy tính phức tạp của đối tượng, phương pháp kế toán để lựa chọn
    hình thức kế toán và bộ máy kế toán và ngược lại khi trình độcán bộ kế toán
    được nâng cao cóthể tăng thêm tương ứng mức độ khoa học của phương pháp
    và hình thức kế toán.
    - Đảm bảo tính quốc tế của nghề nghiệp kế toán như một ngành kỹ thuật,
    quản lý chuyên sâu:
     Các văn bản pháp lý và tác nghiệp kế toán cũng như trang bị kỹ
    thuật phải hướng đến các chuẩn mực kế toán quốc tế.
     Phải tôn trọng các quy ước và chuẩn mực kế toán quốc tế: đơn vị
    hạch toán, giá hạch toán, tính thận trọng, nguyên tắc kế toán liên tục.
    9
    1.2. Nội dung của tổ chức hạch toán kế toán trong ngân hàng
    1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
    - Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu
    trong tổ chức công tác kế toán ở Ngân hàng. Suy cho cùng thì chất lượng của
    công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức
    nghề nghiệp và sự phân công nhiệm vụ của các nhân viên trong bộ máy kế toán.
    Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để thu thập, xử lý và cung cấp
    thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. Nói chung, khi tổ chức bộ máy
    kế toán với các bộ phận cần phải căn cứ quy mô của Ngân hàng, trình độ nghề
    nghiệp và yêu cầu quản lý, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu thập, xử
    lý và cung cấp thông tin.
    - Ngân hàng thực hiện công việckế toán theo các công văn:
     Công văn số 109/NHCS –KT ngày 5/3/ 2003
     Công văn số 126/NHCSXH –KT ngày 10/3/2003
     Công văn số 1684/NHCS –KT ngày 30/10/2003
     Công văn số 737/NHCS –KT ngày 5/9/2005
     Công văn số 2679/ NHCS –KT ngày 10/10/2005
     Công văn số 2064a/NHCS –TD ngày 22/4/2007
     Công văn số 132/NHCS –HĐQT ngày 23/7/2007
     Công văn số 3152/ NHCS –KT ngày 10/11/2008
     Công văn số 794/NHCS –KT ngày 9/4/2010
    1.2.1.1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán
    - Tổ chức bộ máy kế toán – thống kê một cấp, tức là mỗi Ngân hàng độc lập
    chỉ có một bộ máy thống nhất –một đơn vị kế toán độc lập đứng đầu l à kế toán
    10
    trưởng. Trường hợp dưới đơn vị kinh tế độc lập có các bộ phận có tổ chức kế toán
    thì những đơn vị này gọi là đơn vị kế toán phụ thuộc.
    - Bảo đảm sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán
    thốn kê và nghiệp vụ kỹ thuật của kế toán trưởng về những vấn đề có liên quan
    đến thông tin kinh tế.
    - Gọn nhẹ và hợp lý theo hướng chuyên môn hóa, đúng năng lực.
    - Phù hợp với yêu cầu của quản lý đơn vị.
    1.2.1.2. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán
    - Tiến hành công tác kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
    - Lập báo cáo kế toán theo quy định và kiểm tra sự chính xác của cácbáo
    cáo do các phòng ban khác lập.
    - Giúp giám đốc hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực
    thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng theo chế độ, phương pháp.
    - Giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, phân
    tích hoạt động và quyết toán với cấp trên.
    - Giúp giám đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực
    hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi Ngân hàng.
    - Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế
    toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho cácbộ phận liên quan trong Ngân hàng
    và trong các cấp cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
    1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
    Bộ máy kế toán của các Ngân hàng thường bao gồm:
    - Kế toán trưởng
    - Kế toán tổng hợp
    - Kế toán TSCĐ, CCLĐ


    KẾT LUẬN
    Trên đây là "Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch
    toán kế toán tại NHCSXHchi nhánhtỉnh Khánh Hòa”.Vấn đề đáng được quan
    tâm đối với NHCSXH tỉnh Khánh Hòa nói riêng và đối với cả hệ thống
    NHCSXH Việt Nam nói chung. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
    đầu tư trong và ngoài nước ngày càngtăng thì đầu tư cho giáo dục đào tạo, xóa
    đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm . cũng ngày càng được quan tâm, chú
    trọng nhiều hơn.
    Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế
    toán tại NHCSXH, nội dung đề tài đã tập trung vào:
    1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu bộ máy kế toán, đặc điểm
    hoạt động của Ngân hàng CSXH.
    2. Đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh
    Khánh Hòa từ đó rút ra những kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại cần
    ti ếptục nghiên cứu.
    3. Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức hệ thống tài
    khoản, tổ chức sổ kế toán, hình thức kế toán.
    4. Tổ chức các phần hành kế toán.
    - Kế toán cho vay
    - Kế toán tiền gửi tiết kiệm dân cư
    - Kế toán tiền gửi thanh toán
    - Kế toán TSCĐ
    - Kế toán CCLĐ
    - Kế toán các khoản thu nhập
    - Kế toán tiền lương, BHXH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...