Luận Văn Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 7/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Năm 1986 đánh giá bước chuyển quan trọng và đầy ý nghĩa của kinh tế nước ta từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thoát khỏi trạng thái trì trệ suy thoái, bước sang giai đoạn tăng trưởng liên tục tốc độ cao, sức sản xuất và tiêu dùng lớn, cường độ cạnh tranh cao.
    Để đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp hoàn toàn lo liệu đầu vào, đầu ra, hạch toán kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh quả mình.
    Hải Châu thành lập năm 1965 đã vật lộn, trụ vững qua biến động thăng trầm của nền kinh tế nhờ tích cực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh, không ngừng tăng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường. Hải Châu có nhiều danh mục sản xuất trong đó bột canh là sản phẩm tiêu biểu.
    Hơn mười năm, bột canh Hải Châu đã tạo dựng được uy tín chất lượng sản phẩm, đông đảo khách hàng ưa chuộng. Nhưng hiện nay, bột canh Hải Châu đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt, thị trường có nơi bị thu hẹp, nguy cơ giảm thị phần.
    Vì vậy, bột canh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị và việc duy trì mở rộng thị trường sản phẩm bột canh Hải Châu là vấn đề trung tâm. Lâu nay doanh nghiệp chỉ theo đuổi sản xuất bột canh chất lượng tốt, còn phân phối áp dụng dập khuôn theo bánh kẹo. Điều này là không hợp lý vì bột canh có những đặc trưng riêng cần được nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra biện pháp phù hợp.
    Là sinh viên đến thực tập, tôi nhận thấy nghiên cứu về mở rộng thị trường cho sản phẩm bột canh là vấn đề mới mẻ, cần thiết, đang được sự quan tâm hết sức của nhà quản trị. Để thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi chọn đề tài:
    Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu.
    Mục đích nghiên cứu cuả luận văn là: trên cơ sở phản ánh và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của sản phẩm bột canh Hải Châu nói riêng, phát hiện tồn tại, phân tích nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh trong thời gian tới.
    Nội dung luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận được kết cấu thành ba chương:
    Chương I : Một số lý luận về thị trường và mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.
    Chương II :Thực trạng thị trường và mức độ mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu.
    Chương III :Một số phương hướng, biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh Hải Châu.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích về lĩnh vực kinh tế.
    Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ công ty bánh kẹo Hải Châu, đặc biệt phòng kế hoạch vật tư, cửa hàng giới thiệu sản phẩm đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình tìm hiểu về công ty, bổ sung kiến thức thực tiễn.


    Mục lục

    Chương i: 2
    một số nội dung lý luận về thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp 2
    1.1/ Sản phẩm và thị trường sản phẩm của doanh nghiệp 2
    1.1.1/ Sản phẩm và phân loại sản phẩm. 2
    1.1.1.1/ Quan niệm về sản phẩm. 2
    1.1.1.2/ Phân loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp: 3
    1.1.2/ Thị trường sản phẩm và phân loại thị trường sản phẩm: 4
    1.1.2.1/ Thị trường sản phẩm: 4
    1.1.2.2. Phân loại thị trường sản phẩm: 11
    1.2/ Mở rộng thị trường và các nhân tố tác động tới mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. 13
    1.2.1/ Mở rộng thị trường và các chỉ tiêu: 13
    1.2.1.1/ Mở rộng thị trường: 13
    1.2.1.2 / Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng thị trường 15
    1.2.2/ Các nhân tố tác động đến mở rộng thị trường: 17
    1.2.2.1/ Nhân tố chủ quan: 17
    1.2.2.2/ Nhân tố khách quan: 18
    1.3/ Định hướng chủ yếu để mở rộng thị trường và nội dung thực hiện các định hướng 19
    1.3.1/ Định hướng và nội dung thực hiện các định hướng: 19
    1.3.2/ Các yêu cầu của mở rộng thị trường sản phẩm 21
    Chương ii: . 23
    Thực trạng thị trường và tình hình mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu 23
    2.1/ Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty liên quan đến thị trường và mở rộng thị trường sản phẩm. 23
    2.1.1/ Khái quát quá trình hình thành phát triển và phương hướng kinh doanh của công ty: 23
    2.1.2/ Mô hình tổ chức sản xuất và quản trị của công ty: 26
    2.1.3/ Đặc điểm sản phẩm của công ty 28
    2.2/ Phân tích thực trạng thị trưòng và tình hình mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty. 29
    2.2.1/ Thực trạng thị trường và các hoạt động mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty trong thời gian qua. 29
    2.2.1.1/ Thị trường sản phẩm bột canh và vị trí thị trường bột canh trong cơ cấu sản phẩm của công ty. 29
    Biểu 2.7 Cấp bậc thợ của phân xưởng bột canh năm 2001: 36
    Sơ đồ 2.7 Sản lượng bột canh qua các năm 38
    2.2.1.2/ Các hoạt động để mở rộng thị trường công ty đã làm trong thời gian qua đối với sản phẩm bột canh. 41
    Biểu 2.12 Khuyến mại trong mỗi thùng bột canh 44
    Sơ đồ 2.7 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm bột canh 46
    2.2.2/ Đánh giá về thị trường sản phẩm bột canh của công ty: 47
    Biểu 2.13 Tình hình tiêu thụ bột canh trên các khu vực thị trường 49
    Biểu 2.17 Chi phí cho quảng cáo 53
    2.3/ những tồn tại chủ yếu của hoạt động mở rộng thị trường sản phẩm bột canh 54
    2.3.1/ Các tồn tại: 54
    2.3.1.1/ Công ty chưa tạo lập được hệ thống thông tin cần thiết để xây dựng phương án chiến lược cho mở rộng thị trường: 54
    2.3.1.2/ Trong hoạch định chiến lược sản phẩm, công ty chưa chú trọng chiến lược đa dạng hoá theo chiều sâu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường: 55
    2.3.1.3/ Chính sách giá thiếu linh hoạt 56
    2.3.1.4/ Hoạt động về bán hàng và xúc tiến bán hàng chưa đáp ứng yêu cầu thị trường: 57
    2.3.2/ Nguyên nhân của hoạt động mở rộng thị trường thực hiện chưa tốt: 58
    Chương iii: . 60
    Phương hướng và biện pháp mở rộng thị trường sản phẩm bột canh 60
    3.1/ Phương hướng chủ yếu để mở rộng thị trường sản phẩm bột canh: 60
    3.1.1/ Khai thác các nguồn lực hiện có để nâng cao năng lực sản xuất bột canh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường: 60
    3.1.2/ Duy trì thị trường hiện có và mở rộng thị trưòng nông thôn, thị truờng người có thu nhập cao: Cụ thể, 61
    3.1.3/ Thực hiện Hải Châu chỉ có chất lượng vàng đối với sản phẩm bột canh. 62
    3.1.4/ Thực hiện đa dạng hoá chiều sâu sản phẩm bột canh để đáp ứng tính đa dạng về khẩu vị của khách hàng: 62
    3.1.5/ Đổi mới phương thức quản lý để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 62
    3.1. Biện pháp chủ yếu để mở rộng thị trường sản phẩm bột canh 63
    3.2.1/ Nhóm một: nhóm biện pháp về chiến lược sản xuất sản phẩm. 64
    3.2.2/ Nhóm hai: nhóm biện pháp về duy trì thị trường sản phẩm. 65
    3.2.2.1/ áp dụng kết hợp các kênh phân phối: 65
    3.2.2.2 Công ty cần có chính sách chiết khấu phân biệt,hợp lý đối với các đại lý: 66
    3.2.2.3 Tăng cường các biện pháp khuyến mại đối với đại lý và người tiêu dùng: 67
    3.2.2.4/ Tổ chức có hiệu quả hội nghị khách hàng, hội chợ triển lãm, cửa hầng giới thiệu sản phẩm: 67
    3.2.2.5/ Công ty cần điều chỉnh lại hoạt động quảng cáo cho phù hợp với tình hình cạnh tranh khốc liệt và bùng nổ quảng cáo như hiện nay: 68
    3.2.2.6/ Trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần chú ý tổ chức các yếu tố đầu vào và tổ chức quá trình tổ chức sản xuất góp phần giảm giá thành, hạ giá bán: 69
    3.2.2.7 /Tăng tính hấp dẫn cho bao bì, nhãn hiệu: 69
    3.2.3/ Nhóm biện pháp về mở rộng thị trường sản phẩm. 70
    3.2.3.1/ Tổ chức có hiệu quả hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường: 70
    3.2.3.2/ Đầu tư hơn nữa cho dây chuyền công nghệ, đảm bảo cung cấp đủ sản lượng cho kế hoạch mở rộng thị trường: 70
    3.2.3.3/ Điều chỉnh nguyên vật liệu đầu vào, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm: 70
    3.2.3.4 /Đa dạng các hình thức chiết khấu, tặng thưởng: 71
    3.2.3.5 Tham gia vào các hoạt động khác hỗ trợ quảng bá uy tín của doanh nghiệp: 71
    3.2.3.6 Tìm hiểu sâu sắc đối thủ cạnh tranh để có chiến lược ứng phó kịp thời: 71
    3.2.3.7/ Kết hợp chính sách giá với các hình thức khuyến mại: 72
    3.3/ Kiến nghị. 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...