Luận Văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội (80 trang)
    LỜI NÓI ĐẦU​ Trong những năm trở lại đây, kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường thì nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể về mọi mặt. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước đều có các biện pháp tiền hành các hoạt động Marketing nhằm nâng cao khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần của doanh nghiệp trên thị trường và để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp này chưa khai thác được ưu điểm và lợi thế của hoạt động Marketing trong kinh doanh hiện đại. Việc tiến hành các hoạt động Marketing còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được khắc phục.
    Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà kinh doanh phải năng động và nhạy bén trước những biến động của môi trường kinh doanh. Do vậy, hoạt động Marketing ngày một trở nên cấp thiết và trở thành một chức năng quản lý có vị trí quan trọng trong việc đóng góp tích cực đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và là hoạt động không thể thiếu được của mỗi doanh nghiệp. Các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường có những biến động lớn và khá phức tạp vì thế buộc các cấp lãnh đạo cuả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải có những thay đổi về cách quản lý doanh nghiệp cũng như cách thức thực hiện các hoạt động Marketing sao cho có thể thích ứng được với tình hình mới và nắm bắt được những cơ hội kinh doanh trong thời gian tới.
    Công ty Da giầy Hà Nội kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm có chất lượng mẫu mã phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. sản phẩm của công ty có một vị trí ngày càng vững chắc trên thị trường về sản phẩm giầy da, giầy vải doanh thu tiêu thụ hàng năm của công ty ngày càng tăng, làm ăn có lãi, thu nhập bình quân của công nhân ngày một nâng cao, công ty luôn đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
    Hiện nay trên thị trường da giầy của Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các hãng cùng ngành để sản phẩm của họ có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh tìm mọi cách giữ vững phần thị trường đã có và xâm nhập phần thị trường còn lại để không ngừng nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó Công ty da giầy Hà Nội cần hoàn thiện cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing. Có như vậy thì Công ty mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi và yêu cầu của môi trường kinh doanh thời gian tới để đạt được hiệu quả cao.
    Xuất phát từ thực tế này, sau khi thực tập tốt nghiệp tại Công ty da giầy Hà Nội thời gian vừa qua, kết hợp với việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và những kiến thức đã được học tại trường em quyết định lựa chọn đề tài cho Đồ án tôt nghiệp của mình là: “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội ”
    MỤC LỤC
    Trang​ Lời nói đầu
    1​ PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
    3​ I. Tiêu thụ sản phẩm và tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh
    3​ 1. Khái niệm tiêu thụ
    3​ 2. Vai trò tiêu thụ
    3​ 3. Ý nghĩa tiêu thụ
    4​ 4. Nội dung tiêu thụ
    5​ II. Các trình tự tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
    6​ 1. Bán lẻ
    6​ 2. Bán buôn
    8​ III. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
    9​ 1. Nhân tố khách quan
    9​ 1.1. Giá cả hàng hoá
    9​ 1.2. Đối thủ cạnh tranh
    10​ 1.3. Nhân tố về tiêu dùng
    10​ 1.4. Nhân tố thị trường
    11​ 2. Nhân tố chủ quan
    11​ 2.1. Marketing Mix
    11​ 2.2. Chính sách sản phẩm
    14​ 2.3. Chính sách giá cả
    14​ 2.4. Chính sách phân phối
    15​ 2.5. Chính sách bán hàng
    17​ PHẦN II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI
    19​ I. Quá trình hình thành và phát triển công ty
    19​ II. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
    22​ 1. Các lĩnh vực kinh doanh
    22​ 2. Các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu mà doanh nghiệp kinh doanh
    22​ III. Công nghệ sản xuất hàng hoá chủ yếu
    23​ 1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất
    23​ 2. Nội dung cơ bản của quy trình công nghệ
    23​ IV. Hình thức tổ chức và kết cấu của doanh nghiệp
    24​ 1. Hình thức tổ chức ở doanh nghiệp
    24​ 2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
    25​ V. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
    26​ 1. Số cấp quản lý của công ty
    26​ 2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy
    26​ PHẦN III. THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI
    32​ I. Phân tích đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm qua tổng doanh thu và mặt hàng kinh doanh
    32​ II. Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ theo phương thức, hình thức tiêu thụ
    38​ III. Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ theo thị trường của công ty trong hai năm 1999 – 2000
    42​ 1. Thị trường xuất khẩu
    44​ 2. Thị trường trong nước
    47​ IV. Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ theo thời gian
    50​ V. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    52​ VI. Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội
    53​ 1. Đánh giá chung
    53​ 2. Những thành tích đạt được trong tiêu thụ sản phẩm
    54​ 3. Những mặt hạn chế công ty
    56​ 4. Nguyên nhân
    57​ PHẦN IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨYMẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
    59​ I. Phương hướng phát triển của công ty da giầy Hà Nội
    59​ 1. Dự báo thị trường giầy da và định hướng phát triển của ngành giầy dép đến năm 2010
    59​ 2. Định hướng phát triển ngành da giầy đến năm 2005
    61​ 3. Phương hướng hoạt động của công ty trong năm tới
    62​ II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
    64​ 1. Các biện pháp từ phía công ty
    64​ 1.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường
    64​ 1.2. Hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm
    67​ 1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng chủng loại sản phẩm
    69​ 1.4. Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ trong nước
    71​ 1.5. Hoàn thiện hoạt động đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất
    71​ 1.6. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh
    72​ 1.7. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên
    72​ 1.8. Hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty
    73​ 2. Một số biện pháp từ phía nhà nước và ngành
    74​ 2.1. Ổn định kinh tế xã hội
    74​ 2.2. Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho công ty
    76​ Kết luận
    77​ Tài liệu tham khảo
    78​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...