Thạc Sĩ Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Chè Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Chè Việt Nam
    7. Nội dung của luận văn gồm:
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các Phụ lục; luận văn bao gồm những nội
    dung chính sau :
    Chương 1: Lý Luận chung về tiêu thụ sản phẩm
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty chè.
    Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ
    sản phẩm của Tổng công ty chè.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có mức tăng trưởng khá ổn định,
    đây là điều kiện tiền đề giúp cho Việt Nam chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực
    và thế giới. Trước tình hình đó đòi hỏi các thành phần kinh tế, các ngành phải đề ra
    chiến lược phát triển nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm hàng hoá của
    mình so với sản phẩm khác trong nước và trên thế giới. Hoạt động trong cơ chế thị
    trường không phải tất cả các doanh nghiệp đều có các điều kiện kinh doanh và khả
    năng nắm bắt cơ hội như nhau. Thị trường chỉ chấp nhận những doanh nghiệp có năng
    lực thực sự, sẵn sàng vượt qua những thách thức do cơ chế kinh tế mới đem lại. Nhất
    là đối với những doanh nghiệp mà phạm vi hoạt động ở cả thị trường nước ngoài thì
    lại càng có nhiều khó khăn phải giải quyết.
    Trong xu thế chung đó, thì ngành chè một ngành chủ chốt của nông nghiệp Việt
    Nam đang tìm mọi biện pháp; như thực hiện đổi mới công tác tổ chức quản lý, phát
    triển thị trường .nhằm nâng cao giá trị của cây chè đóng góp đáng kể vào bước phát
    triển chung của nền kinh tế đất nước.
    Là một doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty chè Việt Nam đã từng bước thích
    nghi với cơ chế thị trường để tăng trưởng và phát triển. Tổng công ty chè Việt Nam có
    nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh xuất khẩu sản phẩm chè các loại và nhập khẩu máy móc
    thiết bị chế biến chè, các vật tư phục vụ cho sản xuất chè và đời sống của người làm
    chè. Cây chè đang từng bước khẳng định được vị trí trong tập đoàn các cây công
    nghiệp ở nước ta. Trong những năm gần đây, cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ trong
    ngành chè thế giới. Riêng đối với Tổng công ty chè Việt Nam thì cạnh tranh không chỉ
    trên thị trường xuất khẩu mà còn cả ở thị trường trong nước.
    Là một cán bộ công chức trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với
    những kiến thức đã được trang bị và mong muốn phát triển ngành Chè một cách bền
    vững, trong quátrình nghiên cứu, tìm hiểu tôi đã chọn đề tài"Một số biện pháp
    nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Chè Việt Nam"làm
    luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
    2
    2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan:
    Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển
    của các ngành sản xuất. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan, hình thành cơ sở lý thuyết
    về tiêu thụ sản phẩm của các tác giả trong và ngoài nước. Đi sâu vào nghiên cứu các
    nhóm công cụ marketing để xúc tiến bán hàng có tác phẩm “Kotler bàn về tiếp thị:
    Làm thế nào để tạo lập, giành được và thống lĩnh thị trường”, các lý thuyết về quy luật
    cạnh tranh được Micheal Porter nghiên cứu trong tác phẩm “Chiến lược cạnh tranh”.
    Tuy vậy Nghiên cứu của của các nhà nghiên cứu lý thuyết phương tây như Michael
    Porter chủ yếu đề cập tới các nền kinh tế phát triển và những trường hợp thành công
    mà không trình bày về các nước đang phát triển.
    Trong điều kiện phát triển sản xuất nông sản có tính hàng hiện nay nghiên cứu
    vấn đề tiêu thụ sản phẩm được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Đã có
    nhiều nghiên cứu về tiêu thụ nông sản được thực hiện trong thời gian qua như: Những
    giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa Công ty cổ phần sữa Việt Nam
    (Vinamilk), Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty đầu tư sản xuất
    & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An, Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn
    Lồng Hưng Yên .
    Sản xuất Chè trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống của
    nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD hàng năm. Vì vậy việc
    phát triển sản xuất kinh doanh chè là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng
    trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta. Trước đây đã có một số nghiên
    cứu liên quan đến sản xuất tiêu thụ chè, đặc biệt Luận văn thạc sỹ về “ Những giải
    pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010 của Nguyễn
    Thị Thanh Hương (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) đã có nghiên cứu sâu về các gải
    pháp vĩ mô về thị trường tiêu thụ chè. Tuy nhiên các nghiên cứu giải pháp có tính vi
    mô ở phạm vi quản lý doanh nghiệp chưa có nhiều, đặc biệt là với các đơn vị kinh
    doanh lớn có tính dẫn dắt phát triển ngành. Việc nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm
    đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Chè Việt Nam” đã được
    thực hiện để gắn các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn sản xuất kinh doanh tại
    doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế xã hội một nước đang phát triển như
    Việt Nam là hết sức cần thiết.
    3
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu của đề tài này là nhằm tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh
    của Tổng công ty chè Việt Nam, rút ra những thuận lợi và khó khăn từ đó đề nghị một
    số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nói chung và sản
    phẩm chè nói riêng.
    - Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm chè tại Tổng công ty Chè trong những
    năm gần đây (2009-2011).
    - Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm chè
    của Tổng công ty.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tiêu thụ sản phẩm chè của Tổng Công ty
    Chè Việt Nam - VINATEA.
    Phạm vi nghiên cứu là hoạt động tiêu thụ chè ở một số vấn đề như phân tích các
    yếu tố môi trường ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm, thực trạng công tác tiêu
    thụ, đánh giá kết quả hoạt động của Tổng công ty.Các tài liệu thứ cấp thu thập từ năm
    2009 đến 2011.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo chuyên đề, báo cáo sản
    xuất kinh doanh của doanh nghiệp, niên giám thống kê.
    - Phương pháp hệ thống hóa các lý thuyết về công tác tiêu thụ sản phẩm chè, hệ
    thống hóa số liệu nhằm đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm chè để nghiên
    cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối liên hệ qua lạivới nhau cùng tác động
    đến một thực thể là doanh nghiệp.
    - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia để nhận định
    những yếu tố tác động của môi trường và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với
    Tổng Công ty chè.
    4
    - Phương pháp phân tích: sau khi đã có được các thông tin tiêu thụ tác giả sử
    dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để hoàn thành việc nghiên cứu.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
    Ý nghĩa khoa học:Thể hiện sự đúc kết, tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát
    chung trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các
    đơn vị kinh doanh chè.
    Ý nghĩa thực tiễn:Luận văn đề ra những giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ
    sản phẩm của Tổng công ty chè, bên cạnh đó, luận văn cũng tổng hợp các vấn đề mang
    tính lý luận chung làm cơ sở cho việc nhận định và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản
    phẩm của Tổng công ty Chè.
    7. Nội dung của luận văn gồm:
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các Phụ lục; luận văn bao gồm những nội
    dung chính sau :
    Chương 1: Lý Luận chung về tiêu thụ sản phẩm
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty chè.
    Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ
    sản phẩm của Tổng công ty chè.
    5
    CHƯƠNG I:
    NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÊU THỤ SẢN PHẨM
    1.1 Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
    1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
    Xuất phát từ những giác độ và phạm vi hoạt động khác nhau có nhiều quan điểm
    khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
    Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị của
    sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm bắt đầu khi hàng hóa được đưa vào lưu thông và kết thúc
    khi bán hàng xong.
    Trong nền kinh thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải tự quyết định ba vấn
    đề trung tâm đó, cho nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng hơn.
    Đó là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ nghiên cứu thị trường, xác định
    nhu cầu khách hàng, tổ chức sản xuất, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến yểm trợ
    .nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.
    1.1.2 Vai trò tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
    Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển
    của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được
    người tiêu dùng chấp nhận. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức
    bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu
    của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu
    thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.
    Tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch
    tài chính cũng như các kế hoạch các của doanh nghiệp. Nếu không căn cứ vào sức tiêu
    thụ trên thị trường mà sản xuất ồ ạt, không tính đến khả năng tiêu thụ sẽ dẫn đến tình
    trạng ế thừa, tồn đọng sản phẩm, gây ra sự đình trệ trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến
    6
    nguy cơ phá sản. Ngoài ra tiêu thụ sản phẩm quyết định khâu cung ứng đầu vào thông
    qua sản xuất.
    Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với các hoạt động nghiệp
    vụ khác của doanh nghiệp như: Nghiên cứu thị trường, đầu tư mua sắm trang thiết bị,
    tài sản, tổ chức sản xuất, tổ chức lưu thông, dịch vụ Nếu không tiêu thụ được sản
    phẩm thì không thể thực hiện quá trình tái sản xuất, bởi vì doanh nghiệp sẽ không có
    vốn để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh kể trên.
    Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, bù đắp chi phí và có lãi.
    Nó giúp cho doanh nghiệp có các nguồn lực cần thiết để thực hiện quá trình tái sản
    xuất tiếp theo, công tác tiêu thụ được tổ chức tốt sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất và là
    yếu tố tăng nhanh vòng quay của vốn. Bởi vậy tiêu thụ sản phẩm càng được tiến hành
    tốt bao nhiêu thì chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn bấy nhiêu, vòng quay vốn càng
    nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
    Như vậy để có lợi nhuận cao ngoài các biện pháp giảm chi phí sản xuất doanh
    nghiệp còn phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá luân
    chuyển, tăng doanh thu bán hàng. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm càng cao thì thời gian sản
    phẩm nằm trong khâu lưu thông càng giảm điều đó có nghĩa là sẽ giảm được chi phí
    lưu thông, giảm chi phí luân chuyển, tồn kho, bảo quản, hao hụt, mất mát vv Tạo
    điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và giá bán, tăng sức cạnh tranh và
    đảm bảo mức lợi nhuận dự kiến.
    1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm
    1.2.1 Các yếu tố chủ quan.
    Các yếu tố chủ quan là các yếu tố nằm bên trong doanh nghiệp hoặc nằm trong
    tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm các điểm mạnh và các điểm
    yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
    bao gồm những yếu tố sau.
    1.2.1.1 Về Quản trị: Mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp có ảnh
    hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ. Nếu doanh nghiệp
    xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn với thực tế thị
    trường thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên, tránh tình trạng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...