Chuyên Đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác sản phẩm bảo

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh
    doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con
    người vẫn luôn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó
    do nhiều nguyên nhân, ví dụ như :các rủi ro do môi trường thiên nhiên như
    bão lụt, động đất, rét, hạn, sương muối, dịch bệnh ;các rủi ro do sự tiến bộ
    phát triển khoa học và kỹ thuật như tai nạn ôtô, hàng không, tai nạn lao
    động ;các rủi ro do môi trường xã hội như hoả hoạn, bạo lực
    Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người
    những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, sức khoẻ bị
    giảm sút, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh
    nghiệp, cá nhân làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hộ nói chung.
    Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau
    nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra. Trong số đó,
    Bảo hiểm được coi là một biện pháp tích cực nhất trong việc hạn chế rủi ro,
    giảm thiểu tổn thất. Bên cạnh các loại hình bảo hiểm như BHXH và BHYT,
    ngày càng có nhiều người dân trên toàn thế giới nói chung, ở Việt Nam nói
    riêng tham gia vào các loại hình bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương
    mại, trong đó đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ(BHNT).
    Trên thế giới, loại hình BHNT đã phát triển hàng thế kỷ và cho đến nay đã
    có hàng trăm sản phẩm BHNT ra đời, góp phần phục vụ nhu cầu ngày càng đa
    dạng hoá của khách hàng. Ở Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
    (Bảo Việt ) đã cho ra mắt loại hình bảo hiểm nhân thọ vào tháng 8/1996 và
    cho đến nay đã đạt được những bước tiến lớn: chiếm 54% thị phần, tốc độ
    tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm đạt 64,8% trong năm 2001 và cũng là
    doanh nghiệp duy nhất có mạng lưới đại lý phủ khắp các tỉnh thành. Các sản
    phẩm của Bảo Việt đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng và
    được khách hàng tín nhiệm, tin tưởng tham gia. Từ giữa năm 1999, Chính
    Phủ cho phép mở cửa thị trường BHNT đã xuất hiện thêm các doanh nghiệp
    BHNT lớn, có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, trên thị trường có 5 doanh
    nghiệp BHNT, trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp Nhà Nước là Tổng công ty bảo
    hiểm Việt Nam (Bảo Việt), còn lại là 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
    ngoài . Sự xuất hiện này đã tạo ra sự cạnh tranh toàn diện với tốc độ cao giữa
    Chuyên đề bảo hiểm
    Trịnh Thanh Huyền - Bảo hiểm 41B 2
    các doanh nghiệp BHNT và góp phần thúc đẩy thị trường BHNT của Việt
    Nam ngày càng phát triển. Dưới sức ép cạnh tranh, các công ty BHNT không
    ngừng nỗ lực nâng cao khả năng khai thác sản phẩm BHNT để thu hút khách
    hàng và mở rộng thị phần. Nhìn chung những phương thức cạnh tranh lành
    mạnh của các công ty đều đem lại lợi ích cho khách hàng, sẽ khuyến khích
    ngày càng nhiều người tham gia bảo hiểm.
    Tuy nhiên, mặc dù các doanh nghiệp BHNT trong những năm qua
    đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng khai thác sản phẩm của
    mình, nhưng nhìn chung số lượng sản phẩm bán được vẫn chưa cao, đặc biệt
    là các sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ trọn đời, số tiền bảo hiểm còn hạn chế,
    hình thức thu phí còn nhiều bất cập .Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài
    “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác sản phẩm bảo
    hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội ” sẽ giúp
    chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng khai thác sản phẩm Bảo hiểm
    trọn đời trên thị trường Việt Nam và một số giải pháp để thúc đẩy công tác
    khai thác sản phẩm Bảo hiểm An Khang Trường Thọ của BVNTHN nhằm
    góp phần nâng cao số lượng sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ được
    bán, đưa sản phẩm Bảo hiểm An Khang Trường Thọ trở thành một sản phẩm
    quen thuộc và được ưa thích của người dân Việt Nam.
    Đề tài này được hoàn thành dựa trên bài giảng của TS Nguyễn Văn Định
    và sự hướng dẫn của TH. S Phạm Thị Định. Em xin chân thành cảm ơn các
    thầy cô. Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên do những hạn chế về mặt lý luận và
    đặc biệt là về thực tiễn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định,
    em rất mong nhận được sự tham khảo và góp ý của các thầy, cô và các bạn,
    những ai quan tâm đến vấn đề này để bài viết được hoàn thiện hơn.
    Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...