Chuyên Đề Một số biện pháp nhàm đẩu mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty thương mại hữu nghị 2

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Hoạt động kinh doanh Quốc tế đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của công cuộc Công nghiệp hoá_Hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt là lĩnh vực hoạt động xuất khẩu từ lâu đã chiếm một sự quan trọng hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại Đại hội lần thứ VIII nhấn mạnh: “giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào các nguồn lực trong nước là chính đi đôi tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”. Vai trò này đã được Đảng ta nhận thức rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Đại hội đã khẳng định: “xuất khẩu là một trong ba chương trình cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế xã hội trong 5 năm 1986-1990, không những có ý nghĩa sống còn đối với tình hình trước mắt mà còn là những điều kiện ban đầu không thể thiếu được để triển khai Công nghiệp hoá Xã hội Chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo”.
    Xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và hối thúc các nghành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống.
    Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu, cùng với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại Công ty Thương Mại Hữu Nghị II, để đi sâu nghiên cứu vấn đề em mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương Mại Hữu Nghị II” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đề tài này nhằm mục đích trình bày những vấn đề cốt lõi của nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, những lợi ích nó mang lại cho nền kinh tế quốc dân và thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty, qua đó rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đó và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Công ty.
    Đây là một đề tài rộng và phức tạp, lại do những hạn chế về trình độ cũng như về thời gian nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.

    Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

    Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
    Chương II : Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương Mại Hữu Nghị II thời gian qua .
    Chương III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương Mại Hữu Nghị II .

    Xin chân thành cảm ơn!








    CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.

    I.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU.
    1.Khái niệm về xuất khẩu.

    Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
    Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia phát triển, sự phân công lao động quốc tế hình thành rõ nét, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia ( hay thị trường nội địa với các khu chế xuất trong nước ).
    Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu.
    Hoạt động xuất khẩu là hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển . Do khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực , các nguồn tài nguyên . dẫn đến sự khác biệt về lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia . Để khai thác tối đa lợi thế và khắc phục các hạn chế , tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức tạo ra sự cân bằng các yếu tố trong quá trình sản xuất và tiêu dùng , các quốc gia phải tiến hành trao đổi các loại hành hoá và dịch vụ cho nhau.
    Tuy nhiên, xuất khẩu không phải chỉ diễn ra giữa các quốc gia có những lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Ngay cả khi các quốc gia không có lợi thế về điều kiện tự nhiên , nguồn nhân lực , tài nguyên thiên nhiên . thì quốc gia đó vẫn có thể thu được lợi ích không nhỏ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
    Cơ sở và lợi ích xuất khẩu đã được chứng minh qua lý thuyết lợi thế so sánh.
    Theo lý thuyết này, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi ích cho mình, nếu bỏ qua thì quốc gia đó sẽ mất cơ hội phát triển. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, quốc gia có hiệu quả thấp trong việc sản xuất ra các loại hàng hoá vẫn có thể thu được lợi ích cho mình bằng việc chuyên môn hoá vào sản xuất loại hàng hoá, mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khác, đồng thời nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là bất lợi nhất.
    Mô hình so sánh của David Ricardo được xây dựng dựa trên 5 giả thiết được đơn giản hoá sau đây:
    1. Thế giới chỉ có hai quốc gia và hai hàng hoá. Mỗi quốc gia có lợi thế trong việc sản xuất một mặt hàng.
    2. Lao động là yếu tố duy nhất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không di chuyển giữa hai quốc gia.
    3. Công nghệ sản xuất của hai quốc gia là cố định.
    4. Chi phí sản xuất không đổi, không phát sinh các loại chi phí khác.
    5. Hoạt động thương mại hoàn toàn tự do giữa hai quốc gia.

    [​IMG]
     
Đang tải...