Luận Văn Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 17/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thế giới. Lịch sử đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào bằng chính sách “đóng cửa” với nước ngoài lại phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh, mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng có hiệu quả tất cả những thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật của loài người đã đạt được. Nền kinh tế “mở cửa” sẽ mở ra những tiềm năng sẵn có của một nước nhằm sử dụng sự phân công lao động một cách có lợi nhất. Ngay cả một nước như Trung Quốc tự coi mình là “một quốc gia xã hội chủ nghĩa vĩ đại, . với nguồn lao động to lớn, với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và một thị trường trong nước khổng lồ, có mọi phương tiện trong tay để xây dựng đất nước và phát triển kinh tế từ bên trong” coi “nguyên tắc độc lập và tự lực cánh sinh là nguyên tắc cơ bản cho xây dựng kinh tế” mà cuối cùng đã phải thốt lên rằng: “chính vì sự biệt lập kéo dài đó với thế giới bên ngoài, Trung Quốc đã lỡ mất nhiều cơ hội có lợi trong bối cảnh quốc tế thuận lợi. Hố ngăn cách về công nghệ giữa Trung Quốc và các nước ngày càng tăng. Do thiếu sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế nên sản phẩm nội địa của Trung Quốc ngày càng giảm sức cạnh tranh. Một số sản phẩm công nghiệp không thể nâng cao được chất lượng và số lượng vì những hạn chế của thị trường trong nước”.
    Tình trạng cấm chợ ngăn sông, hạn chế cạnh tranh kinh tế quốc tế, thực hiện chế độ bảo hộ dưới mọi hình thức khác nhau gây thiệt hai to lớn, lãng phí cho nền kinh tế thế giới ở phương diện tổng thể. Thật vô lý khi người ta phải mua những hàng hoá đắt hơn hoặc chất lượng thấp hơn, xấu hơn trong khi vẫn có người sẵn sàng bán những hàng hoá đó với giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn. Điều đó cũng có nghĩa rằng tham gia vào thị trường thế giới, các nước phải chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt.
    Với chính sách đổi mới mở cửa, Việt Nam sẽ trở thành thị trường cạnh tranh của các công ty đa quốc gia và Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác để đi ra thị trường thế giới. Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Tiến tới Việt Nam sẽ tham gia vào Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Đó là những thuận lợi và cơ hội rất tốt để Việt Nam hoà nhập vào kinh tế thế giới. Bởi vì, nhờ tham gia vào các tổ chức này Việt Nam sẽ tham gia vào sự phân công, hiệp tác quốc tế, sẽ mở rộng được thị trường nước ngoài, sẽ đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.
    Nhưng hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực, Việt Nam phải đương đầu với thách thức lớn lao là: sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nước ngoài trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường trong nước. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu để đứng vững trên thị trường, và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
    Xuất phát từ đó, em chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới” làm đề tài nghiên cứu.
    Bố cục của Đề án gồm các phần sau:
    LỜI MỞ ĐẦU
    PHẦN I : CẠNH TRANH VÀ VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
    PHẦN II : VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU GẠO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA GẠO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI.
    PHẦN III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...