Tiểu Luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học tự nhiên và xã hội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    I/ Giới thiệu.
    Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong các mối quan hệ của con người, xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
    Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
    Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy học môn Tự nhiên xã hội và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn 1. Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống. Khi được sử dụng các giác quan tiếp cận trực tiếp với sự vật, hiện tượng (sờ mó, ngửi, nếm, mổ xẻ, nhìn, nghe .) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ thích thú hơn trong học tập.
    Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội vẫn chưa được thực hiện một cách đúng mức. Việc dạy học Tự nhiên và Xã hội chỉ diễn ra khô khan, cứng nhắc, mang tính chất đối phó cho đầy đủ chương trình. Học sinh, phụ huynh và thậm chí cả giáo viên vẫn cho rằng môn học này là phụ nên không chuyên tâm để ý, nên hay bị cắt giảm thời lượng để dành thời gian cho hai môn học chính: Toán và Tiếng Việt vốn có lượng kiến thức nhiều. Chính vì thế, khi dạy học giáo viên sử dụng phương pháp quan sát chưa linh hoạt, thành thạo, còn học sinh thì lúng túng khi quan sát, chưa thực sự chủ động trong chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy các em chưa hứng thú với việc học môn Tự nhiên và Xã hội.
    Vấn đề cần giải quyết là giáo viên cần có ý thức và sử dụng phương pháp quan sát một cách hiệu quả trong dạy học Tự nhiên và Xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...