Chuyên Đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu
    lời nói đầu
    Gia công quốc tế là một hình thức phân công lao động quốc tế đồng thời là một phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. ở Việt Nam, hoạt động gia công hàng hoá xuất khẩu đã có lâu và hiện nay đang phát triển một cách mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ, đem lại lợi ích về nhiều mặt cho đất nước.
    Song do cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này chưa được thống nhất và đồng bộ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh gia công gây thiệt hại cho nền kinh tế. Đồng thời những tồn tại vướng mắc trong khi thực hiện quản lý hoạt động gia công xuất khẩu đã gây nhiều cản trở cho sự phát triển của phương thức kinh doanh này ở nước ta, tạo sơ hở cho một số doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách, làm rối loạn thị trường nội địa, .
    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam và chế độ quản lý Nhà nước nhằm đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu là rất cần thiết.
    Vì vậy trong thời gian thực tập ở Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại, được nghiên cứu về tình hình gia công hàng xuất khẩu ở nước ta, cùng với những kiến thức đã được đào tạo ở trường em đã chọn đề tài:
    Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, phân tích vai trò của kinh doanh gia công trong buôn bán quốc tế cũng như kinh nghiệm tiến hành gia công hàng xuất khẩu của một số nước trên thế giới và khu vực để làm cơ sở lý luận cho việc tiếp tục phát triển phương thức kinh doanh này ở Việt Nam. Mặt khác đánh giá thực trạng hoạt động gia công hàng xuất khẩu ở nước ta và chế độ quản lý Nhà nước, đưa ra phương hướng chung và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công quốc tế.
    Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động gia công hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp ở trong nước, không nghiên cứu hoạt động thuê nước ngoài gia công hàng hoá cho Việt Nam. Và đề tài đi sâu nghiên cứu chế độ quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu ở tầm vĩ mô.
    Bằng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các giáo trình, tài liệu, các báo cáo tổng kết, chuyên đề, các ý kiến phát biểu của các cán bộ, chuyên viên của Bộ Thương mại, Hải quan, . Em đưa ra các phần cơ bản của đề án như sau:
    Chương I: Lý luận chung về gia công hàng xuất khẩu.
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công hàng xuất khẩu.
    Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.

    Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của cán bộ, chuyên viên ở Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại.
    Do kinh nghiệm thực tế chưa có, kiến thức có hạn em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.


    Mục lục
    lời nói đầu 1

    Chương 1: Lý luận chung về gia công hàng xuất khẩu 3
    1-/ Vai trò của gia công hàng xuất khẩu đối với sự phát triển
    của nền kinh tế quốc dân. 3
    1.1. Vị trí của hoạt động gia công hàng xuất khẩu trong thương mại quốc tế. 3
    1.2. Khái quát về gia công hàng xuất khẩu. 5
    1.3. Lợi ích của gia công hàng xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. 8
    2-/ Những vấn đề về hợp đồng gia công quốc tế. 9
    2.1 Đặc điểm của hợp đồng gia công quốc tế. 9
    2.2 Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng gia công quốc tế. 10
    3. Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động
    gia công xuất khẩu. 14
    4-/ Các công cụ và biện pháp quản lý. 16
    4.1. Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư. 16
    4.2. Chính sách về thuế. 17
    4.3. Hạn ngạch. 17
    5-/ Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý gia công hàng xuất khẩu. 17
    5.1. Một số chỉ tiêu định tính. 17
    5.2. Chỉ tiêu về định lượng. 18
    6-/ Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công
    hàng xuất khẩu. 18
    chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công hàng xuất khẩu 24
    1-/ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thương mại trong điều hành
    hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc dân. 24
    1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thương mại. 24
    1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Vụ đầu tư. 25
    2-/ Đánh giá thực trạng hoạt động gia công hàng xuất khẩu
    trong thời gian qua. 27
    2.1. Thời gian từ 1992 trở về trước. 27
    2.2. Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách “mở cửa” nền kinh tế. 28
    2.3. Những tồn tại, hạn chế của hoạt động gia công quốc tế và một số giải pháp thúc đẩy
    hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam. 35
    3-/ Thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công hàng xuất khẩu. 39
    3.1. Quá trình thực hiện chế độ quản lý đối với hoạt động gia công -
    những phát sinh và vướng mắc. 39
    3.2. Các chính sách phát triển gia công. 55
    3.3. Các kế hoạch phát triển hàng gia công. 56
    3.4. Vấn đề về giám sát hợp đồng gia công. 58
    4-/ Đánh giá ưu nhược điểm chung của chế độ quản lý đối với
    hoạt động gia công hàng xuất khẩu. 59
    4.1. Ưu điểm. 59
    4.2. Nhược điểm. 60
    Chương 3: một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công xuất khẩu 63
    1-/ Kinh nghiệm phát triển hoạt động gia công của nước ngoài
    và khả năng vận dụng vào Việt Nam. 63
    1.1 Đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế trên cơ sở định hướng chiến lược
    phát triển kinh tế hướng ra xuất khẩu, khai thác tối đa những lợi thế so sánh
    của đất nước. 64
    1.2. Coi sự phát triển của hoạt động gia công quốc tế như một phương sách hữu hiệu
    để giải quyết các vấn đề xã hội về lao động, việc làm. 65
    1.3. Đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế trên cơ sở huy động tối đa và sử dụng có
    hiệu quả nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. 65
    1.4.Đẩy nhanh các hoạt động điều tiết vĩ mô của Nhà nước làm nền tảng cơ bản cho
    việc phát triển kinh tế một cách năng động. 66
    2-/ Phương hướng hoạt động gia công trong những năm tới. 67
    3-/ Những biện pháp chung để hoàn thiện chế độ quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công quốc tế. 69
    3.1. Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động gia công hàng xuất khẩu. 69
    3.2 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hàng gia công. 71
    3.3. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý. 72
    4-/ Những biện pháp quản lý cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với vấn đề quản lý hoạt động gia công quốc tế. 74
    4.1. Về vấn đề đăng ký thủ tục hải quan. 74
    4.2. Kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu. 75
    4.3. Kiểm tra đối chiếu định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. 76
    4.4. Thanh khoản hợp đồng gia công. 76
    4.5. Về vấn đề giá cả gia công. 77
    5-/ Các biện pháp nhằm tăng nhanh tốc độ sản xuất hàng gia công. 78
    5.1. Biện pháp đầu tư. 78
    5.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh. 78
    5.3. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu. 78
    kết luận 79
     
Đang tải...