Luận Văn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Alo

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Alo 


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một
    đơn vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra các sản
    phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực
    hiện các mục tiêu về lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là kim chỉ nam cho mọi hoạt
    động của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh thì các
    doanh nghiệp cần phải xác định các phương hướng, mục tiêu đầu tư, biện pháp sử
    dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải nắm
    vững các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng phát triển của từng nhân tố tới
    kết quả sản xuất kinh doanh. Điều đó chỉ được thực hiện trên cơ sở phân tích hoạt
    động kinh doanh.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
    doanh đối với doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần
    Alo cùng với sự hướng dẫn của cô giáo – Thạc sĩ Vũ Thị Lành, em đã mạnh dạn
    đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
    “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Alo”.
    Mục đích cần đạt được là vận dụng những kiến thức hoạt động kinh doanh, tài
    chính và các môn học liên quan khác để phân tích, nhận dạng những điểm mạnh,
    điểm yếu, thuận lợi cũng như khó khăn về thực trạng của Công ty cổ phần Alo.
    Tìm hiểu giải thích nguyên nhân đứng sau thực trạng đó và đề xuất những giải
    pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty. Ngoài phẩn mở đầu và kết luận,
    chuyên đề được trình bày với những nội dung sau:
    Phần 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Phần 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty
    cổ phần Alo
    Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần
    Alo


    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
    1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
    1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
    Hiệu quả là tiêu chuẩn đánh giá mọi hoạt động kinh tế xã hội, là chỉ tiêu tổng
    hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực
    tiễn ở mọi lĩnh vực và tại các thời điểm khác nhau.
    Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành
    các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để
    sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường
    và thu về lợi nhuận.
    Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là tỷ lệ giữa kết quả thực
    hiện các mục tiêu của hoạt động đề ra so với chi phí đã bỏ vào để có kết quả về số
    lượng, chất lượng và thời gian.
    Công thức đánh giá hiệu quả chung:
    Kết quả đầu ra
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
    Yếu tố đầu vào
    Công thức này phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào được tính cho
    tổng số và cho phần riêng gia tăng. Trong đó kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ
    tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. Các
    yếu tố đầu vào bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng lao động, con người, vốn chủ
    sở hữu, vốn vay.
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có thể được tính bằng cách so sánh nghịch đảo
    Yếu tố đầu vào
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
    Kết quả đầu ra


    Công thức này phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có
    một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chi phí ở đầu vào.
    Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là chênh lệch giữa kết quả mang
    lại và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ tổ chức
    quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là thước đo ngày càng quan trọng
    để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn
    bộ nên kinh tế của khu vực, quốc gia nói chung. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
    càng cao càng có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất đầu tư vào tài sản cố
    định, nâng cao mức sống của công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
    1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh:
    Bản chất hiệu quả là thể hiện mục tiêu kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh
    tức là đảm bảo thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường ngày càng cao. Vì vậy khi
    nói đến hiệu quả là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chọn và sử dụng
    các nguồn lực có giới hạn tức là nói đến hiệu quả kinh tế trong việc thoả mãn nhu
    cầu.
    Tóm lại, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội
    cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh khác là một yêu cầu cơ bản nhất
    của sự phát triển với chủ trương thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc
    thực chất chất của chúng ta thực hiện quy trình nâng cao hiệu quả hoạt động của
    toàn xã hội trước hết là hiệu quả kinh tế.
    1.1.3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh:
    Theo những nghiên cứu trên thì hiệu quả là một chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều yếu
    tố khác nhau, nói lên hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
    doanh nghiệp.
    Đối với doanh nghiệp:
    Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất
    đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hoá, giúp cho
    doanh nghiệp củng cố được vị trí và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Quản trị tài chính doanh nghiệp – TS. Nguyễn Đăng Nam, PGS.TS. Nguyễn
    Đình Kiệm – Nhà xuất bản tài chính 2001.
    2. Marketing – GS.TS Trần Minh Đạo – Nhà xuất bản thống kê 2006
    3. Giáo trình marketing – PGS.TS Trần Minh Đạo – Nhà xuất bản đại học kinh
    tế quốc dân.
    4. Phân tích hoạt động kinh doanh – GVC. Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức
    Dũng – Nhà xuất bản thống kê 2011.
    5. Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hảo –
    Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 2006
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...