Thạc Sĩ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khâu củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 - Trung h

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 14/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Abstract: Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về cơ sở lí luận về các phương pháp dạy
    học tích cực nói chung và các biện pháp củng cố bài dạy phát huy được tính tích cực
    của người học trong dạy học Sinh học. Phân tích thực trạng của việc dạy học Sinh học
    nói chung và khâu củng cố bài dạy nói riêngở một số trường Trung học phổ thông trên
    địa bàn Hà Nội. Phân tích sự phát triển của các khái niệm và nội dung kiến thức phần
    Di truyền học (Sinh học 12) ở trường Trung học phổ thông theo tiếp cận cấu trúc - hệ
    thống. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình củng cố bài dạy và
    quy trình thiết kế và tổ chức dạy học khâu củng cố bài giảng theo hướng phát huy tính
    tích cực trong hoạt động nhận thức của người học. Thiết kế và tổ chức củng cố một số
    bài dạy phần Di truyền học (Sinh học 12) theo tiếp cận hệ thống - cấu trúc nhằm phát
    huy tính t ích cực của người học. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và
    tính hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy mà luận văn đã đề xuất.
    Keywords: Phương pháp giảng dạy; Sinh học; Di truyền học; Phổ thông trung học;
    Lớp 12
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
    cực hóa hoạt động nhận thức của người học trong trường phổ thông hiện nay.
    1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của khâu củng cố bài dạy Sinh học ở trường phổ
    thông.
    Có thể coi củng cố bài dạy thực chất là giúp người học nắm vững hệ thống kiến thức
    Sinh học là tiền đề để xây dựng cho người học khả năng vận dụng vững chắc, có hiệu quả các
    kiến thức Sinh học vào học tập và thực tiễn cuộc sống.
    1.3. Xuất phát từ cấu trúc chương trình Sinh học phổ thông
    Trong chương trình Sinh học phổ thông, kiến thức Sinh học nói chung và các khái
    niệm sinh học nói riêng được trình bày theo một logic phát triển đồng tâm.
    Nội dung kiến thức sinh học phần “Di truyền học - Sinh học 12” mang tính logic cao.
    Vì vậy, việc người dạy tổ chức thực hiện tốt khâu củng cố bài dạy, thì không chỉ có ý nghĩa
    giúp người học nắm vững các khái niệm và kiến thức sinh học, đạt được mục tiêu dạy học, mà
    còn là một cơ hội giúp người học phát triển được nhiều kỹ năng học tập cơ bản (kỹ năng phân
    tích, tổng hợp, kỹ năng khái quát hóa, kỹ năng hệ thống hóa kiến thức ). Ngoài ra, người
    học cũng có thể phát triển được một số kỹ năng sống khác thông qua việc trực tiếp tham gia
    vào quá trình củng cố bài dạy (kỹ năng tổ chức, quản lý, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết
    vấn đề ).
    1.4. Xuất phát từ thực trạng việc tổ chức thực hiện khâu củng cố trong dạy học môn
    Sinh học hiện nay
    Phần lớn người học không chỉ không xác định được mối liên hệ giữa các nội dung của
    từng đơn vị kiến thức, giữa các vấn đề của toàn bộ chương trình, mà còn rất lúng túng khi vận
    dụng vào giải quyết nhiệm vụ học tập và giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực
    trong nhận thức của người học trong dạy học phần Di truyền học (Sinh học 12) thông qua
    củng cố bài dạy.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp củng cố bài học hiệu quả, phát huy được tính tích cực của người học
    trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12 Trung học phổ thông.
    4. Giả thuyết nghiên cứu
    Sử dụng các cách thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy phần Di truyền học (Sinh học 12)
    được đề cập đến trong đề tài này có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực của người học.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về cơ sở lí luận về các phương pháp dạy
    học tích cực nói chung và các biện pháp củng cố bài dạy phát huy được tính tích cực của
    người học trong dạy học Sinh học.
    5.2. Phân tích thực trạng của việc dạy học Sinh học nói chung và khâu củng cố
    bài dạy nói riêngở một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội.
    5.3. Phân tích sự phát triển của các khái niệm và nội dung kiến thức phần Di
    truyền học (Sinh học 12) ở trường Trung học phổ thông theo tiếp cận cấu trúc - hệ thống.
    5.4. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình củng cố bài
    dạy và quy trình thiết kế và tổ chức dạy học khâu củng cố bài giảng theo hướng phát huy tính
    tích cực trong hoạt động nhận thức của người học.
    5.5. Thiết kế và tổ chức củng cố một số bài dạy phần Di truyền học (Sinh học
    12) theo tiếp cận hệ thống - cấu trúc nhằm phát huy tính tích cực của người học.
    5.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc
    thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy mà luận văn đã đề xuất.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Tổng quan về tính tích cực
    học tập của người học, một số biện pháp hệ thống hóa kiến thức phát huy tính tích cực của
    người học.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra, tìm hiểu về: mức độ và hiệu quả của việc sử dụng các biện
    pháp củng cố bài dạy thái độ, phương pháp và kết quả học tập môn Sinh học của người học ở
    trường Trung học phổ thông.
    Dự giờ và trao đổi trực tiếp với giáo viên, tham khảo các ý kiến, giáo án của giáo viên dạy
    Sinh học 12.
    Dự giờ và trao đổi trực tiếp với những giáo viên khác, tham khảo ý kiến, giáo án của
    giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học.
    Nghiên cứu và phân tích nội dung, chương trình Sinh học 12, đặc biệt phần Di truyền
    học.
    6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá việc thiết kế và tổ chức củng cố bài học
    một số bài trong phần Di truyền học (Sinh học 12) theo hướng phát huy tính tích cực của
    người học.
    6.4. Phương pháp thống kê toán học
    Các số liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp Thống
    kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm Micosoft Excel.
    7. Những đóng góp mới của đề tài
    7.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát huy tính tích cực trong nhận thức của
    người học thông qua hệ thống hóa kiến thức và củng cố bài học.
    7.2. Đề xuất được nguyên tắc, quy trình thiết kế và tổ chức củng cố bài dạy
    phần Di truyền học (Sinh học 12) theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Mở đầu
    Kết quả nghiên cứu
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    Chương II: Phát huy tính tích cực của người học thông qua củng cố bài dạy
    trong phần Di truyền học (Sinh học 12).
    Chương III: Thực nghiệm sư phạm
     
Đang tải...