Tiểu Luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy kiểu bài &quot Nghe kể lại một câu chuyện&quot ở lớp 3 Trong

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng : nghe , nói , đọc , viết để học tập và giao tiếp trong và ngoài nhà trường . Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh , đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu như : Đọc thành thạo một văn bản ngắn , bước đầu biết đọc diễn cảm , viết đúng chính tả , viết rõ ràng , nghe nói một cách tự nhiên . Cung cấp cho học snh những hiểu biết về xã hội , tự nhiên và con người . Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
    Cũng như các môn học khác , môn Tiếng Việt cũng được đổi mới toàn diện về cấu trúc chương trình , nội dung . Sự đổi mới của môn học Tiếng Việt lớp 3 thể hiện rõ rệt ở tất cả các phân môn , đặc biệt là phân môn Tập làm văn .So với chương trình cải cách , phân môn tập làm văn đổi mới hoàn toàn về cấu trúc nội dung , thể hiện rõ nhất ở các dạng bài tập làm văn .
    Nội dung dạy học Tập làm văn lớp 3 chủ yếu rèn luyện cho học sinh ba kỹ năng cơ bản Nghe , nói , viết nhằm phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hàng ngày của các em.Trong ba kỹ năng cơ bản đó thì hai kỹ năng nghe , nói của học sinh được rèn luyện nhiều nhất . ở loại bài tập "nghe và kể lại một câu chuyện", loại bài tập này chiếm dung lượng khá lớn trong phân môn tập làm văn .Trong đó , số câu chuyện vui chiếm hơn một nửa số câu chuyện được học sinh kể.
    Mảng truyện cười trong Tập làm văn lớp 3 nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe - kể . Nếu ở bài tập đọc các em được trực tiếp đọc văn bản thì ở phân môn tập làm văn việc tiếp nhận câu chuyện được thể hiện qua hình thức nghe thày cô kể và ghi nhớ lại .Việc nghe kể này có tác dụng rèn luyện cho các em kỹ năng nghe , nói song điều quan trọng các em không thể dừng lại ở việc kỹ năng nghe - nói mà còn rèn luyện kỹ năng nghe - phát hiện , nghe - phân tích , phán đoán Đó là một trong những hình thức rèn luyện tư duy logich cho trẻ rất hiệu quả.
    Trong những câu chuyện cười ở Tập làm văn lớp 3, tiếng cười không phải là mục đích , là cứu cánh của câu chuyện mà nó là phương tiện chủ yếu quan trọng của thể loại truyện cười . Đối tượng thẩm mĩ chủ yếu của loại truyện này là những cái xấu , đáng cười , có thể cười hay nói cách khác đó là những thói hư tật xấu , cái cần và có thể phê phán bằng tiếng cười . Song khi đọc hoặc nghe kể chuyện cười , nếu cả người đọc và người nghe chưa phát hiện được ra hiện tượng buồn cười , chưa làm bật tiếng cười cũng có nghĩa là chưa nhận ra được ý nghĩa phê phán của truyện cười .Vì thế , việc rèn luyện kỹ năng nghe , kể cho học sinh bằng những câu chuyện vui cười có tác dụng giáo dục sâu sắc vừa tăng cường sự phản ứng của lý trí trước những hiện tượng khác với lẽ thường mà các em bắt gặp đâu đó từ trong sách đến cuộc sống sinh động hằng ngày.




    II.Cơ sở thực tiễn.
    Qua thực tế giảng dạy , dự giờ thăm lớp và trao đổi thảo luận với giáo viên về những điểm khó khi thực hiện chương trình tôi thấy loại bài tập nghe và kể lại một câu chuyện vui trong phân môn tập làm văn lớp 3 có ý nghĩa vô cùng quan trọng , loại bài tập này rất hấp dẫn , lôi cuốn học sinh tạo ra sự thoải mái cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
    Nhưng trong thực tế giảng dạy, hiệu quả của bài tập nghe , kể lại một câu chuyện vui thường có từ hai bài tập trở lên.
    * Ví dụ: Tiết tập làm văn của tuần gồm hai bài:
    Bài 1 : Nghe và kể lại câu chuyện : Tôi có đọc đâu.
    Bài 2 : Viết về quê hương em.
    Nên việc dành thời gian cho việc nghe kể nhiều , giáo viên thường xem nhẹ , phần phân bài tập này mà chỉ dạy lướt qua hoặc dành thời gian không thích hợp mà chỉ chú trọng vào bài tập còn lại của tiết học.
    Chính vì loại bài tập này thường xem nhẹ , dành thời gian không thích hợp nên giáo viên chưa chú trọng tìm ra các phương án kể và hướng dẫn học sinh kể một cách sinh động nên việc thực hiện bài tập này thường diễn ra một cách chiếu lệ , kém hiệu quả , chưa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức kỹ năng của bài tập và nhu cầu tìm tòi sáng tạo của học sinh .
    Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn trình bày " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy kiểu bài Nghe - kể lại một câu chuyện vui ở lớp 3" Trong phân môn Tập làm văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...