A. MỞ ĐẦU Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đại hội cũng chỉ rõ " Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững" . Đồng thời phải " Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy giáo dục - đào tạo. Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn". Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục - đào tạo còn bộc lộ một số yếu kém như : chất lượng và hiệu quả của giáo dục - đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém trên là chát lượng đội ngũ giáo viên " vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới "(NQTW 2 - khóa VIII). Cho nên công tác kiểm tra(đặc biệt là kiểm tra chuyên môn) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nhân tốt tích cực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên. Bàn về vấn đề này đã có những ý kiến nêu ra tính cấp thiết cần giải quyết nhưng hầu như mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý của trường THCS, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng giờ lên lớp của giáo viên THCS " B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề : 1. Cơ sở lý luận : Kiểm tra là một khâu rất quan trọng của chu trình quản lý, là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản lý giáo dục, cung cấp những thông tin đã được xử lý, đánh giá chính xác, đó là nguồn thông tin cần thiết, cực kỳ quan trọng để hệ quản lý điều chỉnh và hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời hệ bị quản lý(đối tượng quản lý) tự điều chỉnh ý thưc, hành vi và hoạt động của mình ngày càng tốt hơn. Chỉ thị của Bộ trưởng bộ GD&ĐT (số 60/1998/CT-BGD-ĐT ngày 02/11/1998) về việc tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra trong ngành giáo dục và đào tạo đã nêu rõ " Các cấp quản lý trong toàn ngành cần quán triệt đầy đủ tinh thần nghị quyết TW 2 về giáo dục-đào tạo; kiểm điểm những thiếu sót, yếu kém trong công tác thanh tra. Phải coi thanh tra là một hoạt động quản lý rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, ngăn ngừa, xưt lý nghiêm túc, kịp thời những hiện tượng tiêu cực, góp phần điều chỉnh, bổ sung các giải pháp quản lý, chỉ đạo của ngành. Điều 22, chương 6 của " Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục - đào tạo" (Ban hành theo QĐ số 478/QĐ ngày 11/3/1993 của Bộ trưởng Bộ GD&DT quy định " Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục - đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xét và giải quyết các khiếu mại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình". Việc kiểm tra công việc, hoạt động và các mối quan hệ hoạt động của mọi thành viên trong nhà trường là trách nhiệm, quyền hạn và là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý vủa hiệu trưởng : điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra không. Qua đố phát hiện những ưu điểm để động viên, khuyến khích hoặc những thiếu sót lệch lạc so với yêu cầu để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo trong nhà trường. Người hiệu trưởng giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các bộ phận và moijthanhf viên trong nhà trường mà mình quản lý. Hoạt động kiểm tra lad sự tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện tốt các quyết định. Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp hiệu trưởng xác định được mức độ, các yếu tố ảnh hưởng để từ đó tìm ra được những nguyên nhân và để ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả.