Tiểu Luận Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty sứ Thanh Trì

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia hay mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào chính sách phát triển nguồn nhân lực của quốc gia hay doanh nghiệp đó. Nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên không nhiều nên nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước. Từ nhiều năm qua đảng ta luôn khẳng định và nhấn mạnh rằng phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

    Tuy nhiên nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải ở ưu thế về số lượng mà là ở chất lượng. Một nguồn nhân lực có quy mô lớn nhưng chất lượng thấp không thoả mãn được nhu cầu sản xuất thì lại trở thành nhân tố hạn chế sự phát triển. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

    Là một sinh viên chuyên ngành quản lý doanh nghiệp, hiểu rõ được vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Do đó cần luôn quan tâm, chăm lo nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực để kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức rõ được vấn đề nêu trên, trong thời gian thực tập tại Công ty sứ Thanh Trì, kết hợp giữa lý thuyết được học tại nhà trường và việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế, đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty sứ Thanh Trì” đã thực sự hấp dẫn tôi. Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo kết cấu của bài luận văn bao gồm 2 phần như sau :


    Phần I : Tình hình quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty sứ
    Thanh Trì

    Phần II : Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
    Công ty sứ Thanh Trì

    Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế cũng như khả năng còn hạn chế nên chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như sự hợp tác của các bạn đọc đối với bài viết này để bài viết được hoàn thiện hơn.


    Lời cảm ơn!


    Trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS_KT PHẠM QUANG HUẤN cùng các thầy cô giáo trong khoa Quản lý doanh nghiệp trường đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài viết này.

    Xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên phòng tổ chức lao động Công ty sứ Thanh Trì đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.


    Tôi xin chân thành cảm ơn !
























    PHẦN I
    THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SỨ
    THANH TRÌ

    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SỨ THANH TRÌ
    1. Quá trình hình thành và phát triển
    1.1.Các giai đoạn phát triển

    Tên giao dịch Quốc tế : Thanh Trì Sanitary wares company
    Quyết định thành lập : Số 076A/BXD - TCLD ngày 24/ 03/ 1993
    Địa điểm đóng trụ sở chính : Xã Thanh Trì - Huyện Thanh Trì - Hà Nội
    Lĩnh vực hoạt động : * Sản xuất và kinh doanh sản phẩm sản
    xuất – VLXD , sành sứ vệ sinh
    * Khai thác, sản xuất và kinh doanh nguyên
    liệu cho ngành gốm sứ

    Công ty sứ Thanh Trì có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên sản xuất bát của tư nhân . Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh Công ty đã tồn tại và phát triển qua những giai đoạn sau.

    Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1985

    Sau khi tiếp quản và chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh, ngày 22 tháng 3 năm 1961, Xí nghiệp gạch Thanh Trì được thành lập theo quyết định 326 của Bộ trưởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ xây dựng). Xí nghiệp gạch Thanh Trì có nhiệm vụ sản xuất các loại gạch lá nem, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống máng thoát nước với sản lượng nhỏ (khoảng vài trăm ngàn viên mỗi năm)

    Năm 1980, Xí nghiệp gạch Thanh Trì được đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì. Nhà máy lúc đó có khoảng 250 công nhân, có nhiệm vụ chính là sản xuất các loại gạch chịu axít (sản lượng từ 100.000 đến 470.000 viên / năm), gạch men sứ (10.000 -11000 viên / năm), ống sành (41.000 – 42.000 chiếc / năm), và sứ vệ sinh (200- 500 chiếc / năm). Tuy nhiên, do sản xuất dàn trải nhiều mặt hàng, công nghệ chắp vá, tuỳ tiện cho nên hầu hết các sản phẩm của giai đoạn này đều có phẩm cấp thấp, chất lượng kém và mẫu mã đơn điệu.
    Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1991

    Sau đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 1986 đất nước ta bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước sự thay đổi lớn lao của đất nước nhưng cung cách làm ăn cũng như sự điều hành quản lý của Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì trong thời gian này vẫn không có sự thay đổi đáng kể. Do vậy, sản phẩm Nhà máy làm ra không thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại sản xuất tại các đơn vị có sự nhanh nhạy với cơ chế thị trường ở trong nước và với sản phẩm của nước ngoài. Sản phẩm làm ra bị ứ đọng, sản xuất của Nhà máy bị đình trệ, hơn một nửa số công nhân không có việc làm. Nhà máy đứng trước bờ vực của sự phá sản.

    Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

    Đứng trước nguy cơ Doanh nghiệp phải giải thể, sau khi xem xét và nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng về sứ vệ sinh và xuất phát từ quan điểm: “Công nghệ quyết định chất lượng”, ban lãnh đạo Công ty dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây Dựng và Liên hiệp các xí nghiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (nay là Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng) đã quyết định cho Nhà máy ngừng sản xuất để tập trung vào công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc. Sau 11 tháng ngừng sản xuất, đến tháng 11/1992 Nhà máy bắt đầu sản xuất và đã thu được một số kết quả ban đầu. Chỉ trong vòng 56 ngày, Nhà máy đã sản xuất được 20.400 sản phẩm ( gấp 3- 4 lần sản lượng của cả năm 1990 và 1991 ) với chất lượng hơn hẳn các năm trước, mẫu mã sản phẩm được cải tiến.
    Năm 1993, Nhà máy Sứ Thanh Trì được chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước theo quyết định thành lập DNNN số 076 / BXD - TCL ngày 24 tháng 3 năm 1993.

    Năm 1994, Nhà máy đổi tên thành Công ty Sứ Thanh trì theo quyết định đổi tên doanh nghiệp nhà nước số 484 / BXD - TCLD ngày 30/7/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109762 ngày 21/08/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Cũng trong năm 1994, sau khi áp dụng thành công việc sản xuất Sứ theo tiêu chuẩn “Vitreuos China” với mục tiêu không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng, mẫu mã, Công ty đã ký hợp đồng mua và lắp đặt dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại của hãng Welko - Italy. Đến ngày 2/9/1995 dây chuyền sản xuất mới với các thiết bị hiện đại, đồng bộ đã chính thức đi vào hoạt động. Dây chuyền mới sản xuất ra các loại sản phẩm Sứ vệ sinh cao cấp đạt tiêu Châu Âu, công suất thiết kế 100.000 sản phẩm / năm.

    [​IMG]
     
Đang tải...