Thạc Sĩ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tự chọn ở tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sơ ban đầu cho việc hỡnh thành nhõn cỏch và phỏt triển toàn diện con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông, vỡ thế cỏc nước đó tập trung đầu tư mọi nguồn lực cho GD tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng cho bậc học này ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của xó hội về đào tạo thế hệ trẻ. Do đó, GD tiểu học cần có sự đổi mới sâu sắc. Cùng với đổi mới nội dung, phương pháp, tăng thời lượng học tập, các nước trên thế giới cũn tăng số lượng các môn học dưới hỡnh thức tự chọn. Dạy học tự chọn nhằm mục đích phát triển những đặc tính tự nhiên, tốt đẹp của trẻ em, hỡnh thành ở học sinh lũng ham hiểu biết và những đặc tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo nên hứng thú học tập.
    Dạy học tự chọn trở thành xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đáp ứng kỹ năng phát triển cũng như nhu cầu nhận thức của HS tiểu học. Trẻ em chỉ phát triển nhận thức khi có nhu cầu và hứng thú thực sự. Chỉ khi đó trẻ mới tập trung mọi sức, lực trí lực để khám phá. Nền giáo dục phải tạo ra hứng thú, nhu cầu nhận thức ở trẻ em khi đó trẻ mới tích cực say mê hoạt động. Dạy học phải dựa trên những cơ sở tự nhiên vốn có của đứa trẻ để xây dựng và phát triển nhận thức, tạo cơ hội giúp học sinh sớm phát triển năng khiếu cá nhân.
    Trong quỏ trỡnh dạy học, người giáo viên phải biết được học sinh mỡnh cú những năng khiếu về môn gỡ? về những lĩnh vực nào? từ đó có kế hoạch bồi dưỡng sớm và thường xuyên, để đem lại hiệu quả dạy học cao. Trong quan điểm tâm lý học của Đêrcrôli, ông đó đưa ra khái niện hứng thú trung tâm, chủ yếu tập trung vào mặt phát triển trí tuệ của trẻ em. Do đó nội dung dạy học phải xuất phát từ trẻ em, bắt nguồn từ hứng thú, sở thích, nguyện vọng của trẻ vỡ hứng thỳ là nguồn gốc của tính tích cực nhận thức và sự phát triển. Hứng thú, nhu cầu nhận thức và sự quan tâm của trẻ ngày càng phát triển đa dạng và phát triển mở rộng do sự phát triển về tâm lý, sinh lý và sự tiếp xỳc với mụi trường. Càng lớn sự tiếp xúc của các em với môi trường ngày càng mở rộng nên nhận thức của các em cũng phát triển hơn.
    Ngoài ra với xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ, các nước trên thế giới xích lại gần nhau, hợp tác, trao đổi với nhau, nên việc trang bị cho học sinh kiến thức của cỏc lĩnh vực khỏc nhau thụng qua hỡnh thức DHTC là rất cần thiết. Do đó, bên cạnh những môn cốt lừi được dạy trong chương trỡnh tiểu học như Tiếng mẹ đẻ, Toán, Khoa học, Nghệ thuật, Thể dục, việc DHTC cũn được tiến hành đối với một số môn học không thuộc chương trỡnh dạy học bắt buộc như Tiếng nước ngoài, Tiếng địa phương, Môi trường,
    Việc DHTC ở bậc tiểu học được đặc biệt coi trọng trong chương trỡnh dạy học ở cỏc nước phát triển. Cũn DHTC ở tiểu học Việt Nam chỉ xuất hiện mới đây, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số địa phương có sự phát triển về kinh tế - xó hội.
    Hiện nay một số nơi có điều kiện kinh tế phát triển đó thực hiện hỡnh thức DHTC đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên để những vùng gặp nhiều khó khăn cũng cú thể tổ chức hỡnh thức dạy học này thành cụng thỡ cần cú những cụng trỡnh nghiờn cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung trong giai đoạn mới.
    Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tự chọn ở tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nhằm nâng cao chất lượng dạy học tự chọn ở trường tiểu học.
    3. Khỏch thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khỏch thể nghiờm cứu.
    Vấn đề dạy học tự chọn ở trường tiểu học
    3.2. Đối tượng nghiên cứu.
    Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tự chọn ở trường tiểu học.
    4. Giả thuyết khoa học
    - Chất lượng dạy học tự chọn ở tiểu học nói chung, trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa nói chung cũn nhiều hạn chế.
    - Có thể nâng cao chất lượng dạy học tự chọn trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá nếu đề xuất được các biện pháp giải quyết đồng bộ những vấn đề liên quan đến nội dung, phương pháp, hỡnh thức tổ chức dạy học tự chọn ở bậc tiểu học đồng thời chú ý đến các điều kiện đảm bảo cho dạy học tự chọn ở bậc tiểu học đạt kết quả cao.
    5. Nhiệm vụ nghiờn cứu
    5.1. Nghiờn cứu cơ sở lí luận của vấn đề tổ chức dạy học tự chọn ở trường tiểu học.
    5.2. Khảo sát thực trạng việc dạy học tự chọn ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tự chọn ở trường tiểu học.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
    Nghiờn cứu tài liệu liờn quan nhằm làm rừ cơ sở lí luận dạy học các môn tự chọn .
    6.2. Phương pháp quan sát, phỏng vấn.
    Thông qua ý kiến đội ngũ chuyờn viờn, ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học.
    6.3. Phương pháp điều tra khảo sát.
    Sử dụng các bộ phiếu điều tra để đánh giá thực trạng tỡnh hỡnh tổ chức dạy học tự chọn ở cỏc trường tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân - TH, qua các đối tượng: Cán bộ quản lý trường tiểu học, giáo viên của 30 trường tiểu học và học sinh 10 trường tiểu học của huyện Thọ Xuân - TH.
    6.4. Phương pháp thống kê.
    Phân tích số liệu điều tra của đề tài
    7. Đóng góp của luận văn
    7.1. Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lí luận của vấn đề dạy học tự chọn ở trường tiểu học.
    7.2. Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tự chọn một cách cụ thể chi tiết trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp đổi mới hỡnh thức, phương pháp tổ chức trên cơ sở thực trạng giáo dục tiểu học thuộc địa bàn nghiên cứu.
    8. Cấu trúc của luận văn

    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lí luận của việc dạy học tự chọn ở bậc tiểu học.
    Chương 2. Thực trạng dạy học tự chọn ở bậc tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh hoá.
    Chương 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tự chọn ở bậc tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...