Luận Văn Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học trung học phổ thông (Chương 3 Cacbon - Sili

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhiều năm nay, cả nước ta đã và tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục. Chương trình và sách giáo khoa được thay đổi theo hướng tích cực về nội dung lẫn hình thức nhằm theo kịp với xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới. Thực trạng giáo dục nước ta qua nghiên cứu cho thấy việc giảng dạy kiến thức nói chung và kiến thức hóa học nói riêng vẫn được tiến hành theo lối “thông báo – tái hiện”. Giáo viên chủ yếu chú trọng vào việc hoàn thành bài giảng, phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều, học sinh chủ yếu tiếp thu một cách thụ động, không phát huy được tư duy sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra – đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù đã hạn chế được tình trạng học thuộc máy móc theo sách giáo khoa, song về cơ bản, vẫn theo lối học vẫn chỉ để thi. Việc đánh giá học sinh vẫn nặng về yêu cầu kiến thức, chứ chưa chú trọng đến yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng và suy nghĩ sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Cũng vì học để thi mà việc thực hiện các chuẩn kỹ năng cũng như đổi mới phương pháp dạy học trở thành không cần thiết với đại đa số học sinh cũng như giáo viên. Giải pháp trong tầm giáo viên dạy môn Hóa học cho những vấn đề này là nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học.
    Trong chương trình Hóa học ở bậc THPT, chương III: Cacbon – silic (sách giáo khoa Hóa học 11) là chương có nội dung tương đối phong phú về kiến thức hóa học, nhất là các kiến thức về chất, vật liệu, các kiến thức thực tiễn, công nghệ sản xuất và đởi sống hàng ngày. Do đó, việc sử dụng nội dung kiến thức trong chương III: Cacbon – silic (sách giáo khoa Hóa học 11) để vận dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học là khả thi.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học cũng như nhằm củng cố và làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn
    Hóa học THPT (Chương 3: Cacbon – Silic sách giáo khoa Hóa học 11). Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn hóa học ở trường trung học phổ thông.
    2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    2.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy và học môn Hóa học trung học phổ thông (chương 3: Cacbon – silic sách giáo khoa Hóa học 11)
    2.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các thành tố của quá trình dạy học góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học THPT.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học trung học phổ thông.
    Vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy học chương 3: Cacbon – Silic, sách giáo khoa Hóa học 11 (Ban Cơ bản)

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Nguyễn Duy Ái- Đào Hữu Vinh. Bài tập hoá học đại cương và vô cơ. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.
    2. Ngô Ngọc An. Bài tập trắc nghiệm hoá học THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội ,2002.
    3. Ngô Ngọc An. Bài tập trắc nghiệm hoá học 11. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
    4. ThS. Cao Thị Thiên An. Phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học 11 Phần Vô cơ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
    5. Nguyễn Ngọc Bảo. Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. Bộ Giáo dục và đạo tạo - Vụ giáo viên,1995.
    6. Phạm Đức Bình: Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hoá học dùng cho học sinh ôn thi đại học và cao đẳng, Nxb Đà Nẵng ,2000.
    7 Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm, 2010.
    8. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2011. Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Hà Nội.
    9. Hoàng Chúng. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993.
    10. Nguyễn Cương. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học – Những vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục, 2007.
    11. Nguyễn Cương – Nguyễn Mạnh Dung - Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học hoá học Tập 1, Nxb Giáo dục , 2000.
    12. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier, Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu tập huấn dự án phát triển THPT, 2005.
    13. Nguyễn Đình Độ - Võ Thị Minh Học. 27 đề kiểm tra trắc nghiệm hoá học 11. Nxb Đại học Quốc gia, TpHCM, 2007.
    14. Cao Cự Giác, Bài tập lí thuyết và thực nghiệm, tập 1-Hoá học vô cơ, Nhà xuất bản Giáo dục,2005.
    15. Cao Cự Giác. Phương pháp giải bài tập hoá học 11 tự luận và trắc nghiệm, Tập 1. Nxb Đại học Quốc gia, TpHCM, 2008.
    16. Trần Bá Hoành. Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, 1997
    17. Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nxb Đại học Sư phạm, 2007.
    18. Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức. Giáo dục học đại cương, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2002.
    19. Lê Văn Năm. Dạy học nêu vấn đề Lý thuyết và ứng dụng. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008.
    20. Trần Trung Ninh - Nguyễn Thị Nga. Ôn luyện và kiểm tra hoá học 11. Nxb Đại học Quốc gia, TpHCM, 2008.
    21. Nguyễn Thị Minh Phương, Đề xuất những năng lực học sinh phổ thông Việt Nam cần đạt, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam, Tập 2, Viện KHGD Việt Nam, 2011
    22. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học hoá học, Tập 1. Nxb GD, Hà Nội, 1994. 23. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm. Phương pháp giảng dạy các chương mục quan trọng của chương trình, sách giáo khoa hoá học phổ thông (nội dung bài giảng chuyên đề đào tạo thạc sĩ), 2007.
    24. Lâm Quang Thiệp. Giáo dục học đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
    25. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên). Sách giáo khoa hoá học 11 nâng cao. Nxb GD, Hà Nội, 2009.
    26. Nguyễn Xuân Trường. Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông. NXB GD, Hà Nội, 2005.
    27. Nguyễn Xuân Trường - Nguyễn Thị Sửu - Đặng Thị Oanh - Trần Trung Ninh. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004 - 2007). Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005
    28. Nguyễn Xuân Trường - Trần Trung Ninh. 555 câu trắc nghiệm hoá học. Nxb Đại học Quốc gia. TpHCM, 2006.
    29. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên). Sách giáo khoa Hoá học 11. Nxb GD, Hà Nội, 2007.
    30. Nguyễn Xuân Trường. Bài tập trắc nghiệm Hoá học 11. Nxb GD, Hà Nội, 2008.
    31. Nguyễn Như Ý. Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, 1999.
    32. I.F.Kharlamop, Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, Nhà xuất bản Giáo dục,
    1978.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...