Tiểu Luận Một số biện pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Dệt kim Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu​


    Từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam nền kinh tế Việt Nam từng bước thay đổi về chất, từ một nền kinh tế quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa từ trung tâm sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN ) có sự quản lý của Nhà nước. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế nền kinh tế Việt Nam có được rất nhiều thuận lợi cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều những khó khăn, thách thức mới. Trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, trong hoạt động sản xuất thì Nhà nước bảo đảm cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra theo kế hoạch, các doanh nghiệp không phải lo lắng nhiều các yếu tố ngoại sinh nhất là trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm bởi vì thị trường luôn khan hiếm hàng hóa do vậy sản xuất ra bao nhiêu bán cũng hết. Ngày nay theo cơ chế thị trường, vai trò của doanh nghiệp được đề cao bằng cách được tự chủ kinh doanh theo pháp luật, tức là phải tự tổ chức toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, lấy chỉ tiêu lợi nhuận làm thước đo hiệu quả và sự thành công trong kinh doanh. Vì cơ chế thị trường đã huy động và động viên tối đa các nguồn lực tham gia vào sản xuất - kinh doanh hàng hóa, do vậy nguồn cung hàng hóa vô cùng dồi dào nhưng cầu hàng hóa lại có hạn phụ thuộc rất nhiều vào mức sống và khả năng thanh toán của dân cư. Do vậy việc bán hàng nói chung, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng luôn gặp những khó khăn và rõ ràng nó là một công việc khó khăn phức tạp nhất trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

    Là một trong những doanh nghiệp của Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường chưa lâu, Công ty Dệt Kim Hà Nội cũng luôn phải đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Để góp phần nhỏ bé thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty Dệt Kim Hà Nội, em lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt Kim Hà Nội" làm đề tài tốt nghiệp .

    Nội dung của đề tài: ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:

    Chương I: Cơ sở lý luận chung về marketing và tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp .

    Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt Kim Hà Nội.

    Chương III: Một số biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dệt Kim Hà Nội.

    Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, em đã lựa chọn phương pháp phân tích và nghiên cứu điển hình, phương pháp tổng hợp, khái quát đi từ những vấn đề riêng đến chung, từ đó rút ra những bài học cần thiết. Tuy vậy đề tài là một lĩnh vực khó và khả năng trình độ của bản thân còn có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn.

    Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô và các anh, chị của Công ty Dệt Kim Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.


    Chương I

    Lý thuyết chung về marketing và hoạt động tiêu thụ sản phẩm




    I. MARKETING, BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.

    1. Một số quan niệm về marketing hiện đại.

    1.1. Khái niệm cơ bản về marketing hiện đại
    :

    Marketing đã từng được hiểu là "tiếp thị", "bán ra thị trường", "phát triển thị trường", "làm thị trường" ., nhưng ngày nay marketing hiện đại không còn chỉ được hiểu một cách đơn giản như vậy mà người ta đều thống nhất rằng marketing như là một khoa học nghiên cứu về thị trường nhằm mục đích chỉ ra cho các công ty, xí nghiệp thậm chí cả các tổ chức phi lợi nhuận đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy vậy đứng dưới những góc độ khác nhau các nhà kinh tế, các nhà kinh doanh có những tiếp cận khác nhau về marketing.

    Theo Hiệp hội Marketing của Mỹ AMA (American Marketing Association):

    Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng chuyển vận hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng.

    Định nghĩa của J. Landrevie, D. Lindon, R. Laufer:

    Marketing là toàn bộ những phương tiện mà các doanh nghiệp sử dụng để xây dựng, bảo vệ và phát triển thị trường của họ.

    Định nghĩa J. J Lambin:

    Marketing, đó là quảng cáo, là kích động, là bán hàng bằng gây sức ép tức là toàn bộ những phương tiện bán hàng đôi khi mang tính chất tấn công được sử dụng để chiếm thị trường hiện có. Marketing cũng là toàn bộ những công cụ phân tích, phương pháp dự toán và nghiên cứu thị trường được sử dụng nhằm phát triển cách tiếp cận những nhu cầu và yêu cầu.

    Định nghĩa của D. Lerue và A. Caillat:

    Marketing là toàn bộ những hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhằm khuyến khích, khêu gợi, làm nảy sinh những nhu cầu của người tiêu dùng về một loại sản phẩm và dịch vụ nào đó; thực hiện sự thích ứng liên tục của bộ máy sản xuất và bộ máy thương mại của một doanh nghiệp đối với những nhu cầu đã được xác định.

    Định nghĩa của Philip Kotler (Mỹ):

    Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.

    Để làm cho định nghĩa về marketing thêm sáng tỏ cần giải thích thêm một số thuật ngữ: nhu cầu, ước muốn, sự cần dùng, sản phẩm, trao đổi, giao dịch và thị trường.

    * Nhu cầu (Needs) là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được, ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, nghỉ ngơi, giải trí . Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người.

    *Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội . như nhà thờ, trường học, gia đình, tập thể và các công ty kinh doanh.

    * Cầu hoặc Yêu cầu (Demands) là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua (có khả năng thanh toán) ở một mức giá nào đó.

    * Sản phẩm (Produos). Những nhu cầu, ước muốn và sự cần dùng của con người gợi mở nên sự có mặt của sản phẩm.

    Sản phẩm là bất kỳ cái gì có thể hiến cho thị trường sự chú ý, sự đồng tình, sự sử dụng hoặt tiêu thụ, có thể thỏa mãn được một nhu cầu hay ước muốn.

    Khái niệm về sản phẩm không chỉ ban hành trong những vật thể vật chất. Bất kỳ cái gì có thể làm thỏa mãn được một nhu cầu thì đều có thể gọi đó là một sản phẩm, tức là sản phẩm bao gồm sản phẩm hiện hữu và sản phẩm không hiệu hữu (dịch vụ).

    * Trao đổi (Exchange) là hành vi nhận từ một người hoặc tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó. Trao đổi giữa Hàng và Hàng, Tiền - Hàng - Tiền, Hàng hoặc Tiền với các yếu tố phi vật chất (tinh thần, tình cảm .), giữa các yếu tố phi vật chất với nhau. Trao đổi là một trong 4 cách để người ta có được sản phẩm:

    1/ Cách thứ nhất là sự sản xuất. Trong trường hợp này không có thị trường và cũng không có marketing.

    2/ Cách thứ hai là cưỡng đoạt: trộm, cắp, cướp giật . Cách này bị luật pháp nghiêm cấm.

    3/ Cách thứ ba là đi xin.

    4/ Cách thứ tư là trao đổi: trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện:

    - Ít nhất phải có hai bên.

    - Mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị đối với bên kia.

    - Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hóa hoặc một thứ gì đó của mình.

    - Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia.

    - Hai bên thỏa thuận được những điều kiện trao đổi.

    * Giao dịch (Transactions). Nếu trao đổi là quan niệm cốt lõi của tiếp thị, thì giao dịch là đơn vị đo lường của tiếp thị. Giao dịch bao hàm một cuộc trao đổi đi, lấy lại các giá trị giữa hai bên tham gia.

    Một cuộc giao dịch có liên quan đến ít nhất 2 vật có giá trị, những điều kiện được thỏa thuận, một thời điểm phù hợp, một thời điểm phù hợp. Thường là có một hệ thống pháp lý phát sinh để hỗ trợ và ràng buộc các bên giao dịch phải làm đúng theo.

    * Thị trường (Markets):

    + Thị trường là tập hợp tất cả các người mua thực sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm.

    + Hoặc thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm năng cùng chia sẻ một mong muốn hay nhu cầu đặc biệt nào đó, họ có thể sẵn lòng và có khả năng cam kết trao đổi để thỏa mãn cái mong muốn hay nhu cầu đó.

    Về nguồn gốc thì thuật ngữ thị trường (chợ) để chỉ nơi mà ở đó người mua và người bán tụ họp để trao đổi hàng hóa. Các nhà kinh tế dùng thuật ngữ thị trường để chỉ một tập hợp có chọn lọc những người mua, bán kinh doanh một hay một số các sản phẩm nào đó.

    * Tiếp thị và người tiếp thị( Marketing and marketer).

    Marketing là hoạt động của con người chiếm lĩnh vị trí trên các thị trường.

    Nếu một bên tích cực hơn trong việc tìm kiếm sự trao đổi so với bên kia, thì người ta gọi bên thứ nhất là người làm tiếp thị còn bên thứ hai là khách hàng. Một người làm tiếp thị là người đang tìm kiếm một nguồn từ người khác và sẵn sàng dâng hiến một cái gì đó có giá trị để trao đổi.


    1.2. Quá trình của marketing:

    1.2.1. Quá trình phát triển của marketing:


    Từ đầu thế kỷ 20 trở về trước, sản xuất chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của xã hội (cầu lớn hơn cung). Khi đó các doanh nghiệp chỉ việc lo làm sao sản xuất ra nhiều sản phẩm, không cần quan tâm nhiều đến vấn đề tiêu thụ.

    Sau chiến tranh thế giới thứ II, tình hình thế giới cũng như của từng nước có nhiều thay đổi và có ảnh hưởng to lớn đến kinh doanh. Cung đã vượt cầu ở nhiều loại hàng hóa, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thích ứng giữa sản xuất với tiêu thụ. Khi đó marketing ra đời và có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp . Với sự hiện diện của marketing hiện đại thì marketing không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, thương mại v.v . mà còn được sử dụng trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, xã hội, chính trị v.v .
     
Đang tải...