Luận Văn Một số biện pháp luyện đọc đúng nhằm nâng cao chất lượng giờ tập đọc lớp1

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp luyện đọc đúng nhằm nâng cao chất lượng giờ tập đọc lớp1
    Phần mở đầu

    I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5.
    Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc.
    Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tập đọc ở lớp 1. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Những băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp luyện đọc đúng nhằm nâng cao chất lượng giờ tập đọc lớp1”
    II-/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    - Nhận biết vai trò của phân môn Tập đọc trong trường tiểu học.
    - Tìm ra một số biện pháp để giúp học sinh đọc đúng nhằm nâng cao chất lượng của 1 giờ dạy tập đọc ở lớp 1.
    III-/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    Học sinh lớp 1- Trường tiểu học Trung Hiền – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội .
    IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau :
    - Phương pháp thu nhận tài liệu
    - Phương pháp thực nghiệm;
    - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm

    Mục lục


    LỜI CẢM ƠN 1
    MỞ ĐẦU 2
    I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
    II-/ MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3
    III-/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
    IV-/ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU 3
    Chương I - CƠ SỞ Lí LUẬN CHUNG 4
    I-/ VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC 4
    1. Vị trí của dạy đọc ở tiểu học 4
    2. Nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học 5
    II-/ NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC 6
    1. Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy đọc 6
    2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc 7
    III-/ TỔ CHỨC DẠY ĐỌC THÀNH TIẾNG Ở TIỂU HỌC 9
    1. Chuẩn bị cho việc đọc 9
    2. Luyện đọc đúng 9
    3. Luyện đọc nhanh 10
    IV-/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1 11
    V-/ VÀI NẫT VỀ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1 11
    VI-/ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH RÈN ĐỌC 12
    Chương II - THỰC TRẠNG DẠY HỌC 14
    I-/ TèNH HèNH GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIấN 14
    1. Quan điểm của giáo viên về giờ tập đọc 14
    2. Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trong phần rèn đọc 14
    3. Đối với học sinh 16
    Chương III - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 17
    1. Đọc mẫu 17
    2. Hướng dẫn đọc 17
    Chương IV - DẠY THỰC NGHIỆM 24
    Tờn bài dạy: Mẹ và cụ 24
    Tên bài dạy: Sau cơn mưa 27
    Kiểm tra lấy kết quả 30
    KẾT LUẬN 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
     
Đang tải...