Tài liệu Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI NIỆM VỀ GIỐNG CÂY CAO SU
    Cũng như nhiều loại cây ăn quả, cây lâu năm khác giống cao su là những dòng vô
    tính do được nhân bằng phương pháp vô tính là chủ yếu.
    Vào thời kỳ đầu của ngành sản xuất cao su, việc dùng hạt giống để mở rộng diện
    tích cao su là chủ yếu. Có khi người ta chọn những hạt tốt từ những cây bố mẹ tốt để
    làm giống. Tuy nhiên, những vườn cao su trồng từ hạt chọn như vậy không cho kết
    quả về năng suất nhưng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.Vườn cây thường không đồng
    đều (Cv = 10-15%). Người ta thấy rằng chỉ có 30% số cây trong vườn có thể cho đến
    50% sản lượng. Nếu hạt của những cây này được đem trồng thì kết quả biến động về
    năng suất ở đời sau cũng tương tự. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do sự di truyền Cơ
    đặc tính khác nhau của nhiều tổ tiên và bố mẹ trong quá khứ được thực hiện bởi quá
    trình giao phấn tạo nên. Vì thế, việc lai hoa ngày nay chỉ dùng để tạo ra những cây mẹ
    có đầy đủ Cơ phẩm chất tốt theo yêu cầu của con người, từ đó dùng phương pháp nhân
    vô tính để nhân lên nhằm duy trì toàn vẹn Cơ đặc tính mong muốn ở cây mẹ.
    Kỹ thuật nhân giống vô tính hiện nay cho cao su là ghép mắt. Giống cần nhân sẽ
    là mắt ghép cho cây con tương lai và gốc được tạo nên trước đó bằng cách gieo hạt.
    Với phương pháp nhân này vườn cây sẽ có mức độ sinh trưởng đồng đều. Sự biến động
    trong vườn cây vẫn còn do bị ảnh hưởng bởi gốc ghép (được nhân bằng hạt). Phương
    pháp giâm mầm cao su trong ống nghiệm mang nhiều hứa hẹn hơn, Cv sẽ giảm nhiều
    hơn và các đặc tính của cây mẹ cũng được bảo toàn tối đa. Tuy vậy phương pháp này
    cho đến nay vẫn còn trong phòng thí nghiệm.
    Dù bằng phương pháp nhân vô tính nào thì kiểu gen của quần thể cây con được
    nhân luôn đồng nhất và hoàn toàn khác với phương pháp nhân hữu tính kiểu gen
    thường không giống nhau giữa các cá thể. Vì thế, đối với giống được nhân bằng
    phương pháp hữu tính thì gọi là “giống” (variety), trong khi giống vô tính thì gọi là
    “dòng vô tính” (clone).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...