Luận Văn Một số biện pháp hoàn thiện tiền lương theo sản phẩm ở công ty Vật liệu xây dựng Bưu Điện

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Cty Vận tải ô tô số 3

    ​LỜI NÓI ĐẦU

    Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm, góp ý bởi ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn của nó. Tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động vì nó là nguồn thu chủ yếu giúp họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Tiền lương đối với mỗi doanh nghiệp là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất. Tiền lương là yêu cầu cần thiết khách quan luôn được chủ doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là vấn đề hết sức quan trọng. Nó có thể là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động của người lao động nếu tiền lương được trả cao hơn sức lao động của người lao động.
    Công ty Vật liệu xây dựng bưu điện sản xuất các loại ống cáp thông tin, cột bệ tông . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Công ty đã từng bước sắp xếp lại lao động một cách hợp lý, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ . và công tác trả lương đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động được Công ty coi trọng, xem đây là khâu quan trọng của quá trình đổi mới và có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới nên vấn đề tiền lương cần có bước hoàn thiện rõ rệt để phù hợp với nền kinh tế đất nước và yêu cầu thực tiễn.
    Trong quá trình thực tập, em chọn đề tài" Một số biện pháp hoàn thiện tiền lương theo sản phẩm ở Công ty Vật liệu xây dựng bưu điện".
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sỹ Trần Thị Thạch Liên và các cô chú ở Phòng Tổ chức - Hành chính đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
    CHƯƠNG I
    TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

    I.MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG.
    1.Bản chất của tiền lương.
    1.1.Khái niệm.
    Tiền lương luôn luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống sản xuất và xã hội của đất nước. Nó hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn giữa sản xuất và nâng cao mức sống, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa thu nhập của các thành phần dân cư.
    Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương, tiền lương là mối quan tâm hàng ngày đối với họ. Thật vậy, tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống của người lao động và gia đình họ. ở một mức độ nhất định, tiền lương có thể được xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với cá nhân và xã hội.
    Như vậy, tiền lương đựơc hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tơng ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải xã hội.
    1.2.Nguyên tắc tổ chức tiền lương.
    Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, dù thực hiện bất kỳ chế độ tiền lương nào, muốn phát huy đầy đủ tác dụng đòn bẩy kinh tế của nó đối với sản xuất và đời sống phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau:
    - trả lương bằng nhau cho lao động như nhau:
    Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Trả lương bằng nhau cho lao động như nhau có nghĩa là khi qui định tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên chức nhất thiết không được phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc mà phải trả cho mọi người đồng đều số lượng, chất lượng mà họ đã cống hiến cho xã hội.
    - Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân trong toàn đơn vị và trong kỳ kế hoạch.
    Tiền lương bình quân tăng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu do nâng cao năng suất lao động như nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt thời gian tổn thất cho lao động. Còn năng suất lao động tăng không phải chỉ do những nhân tos trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào các nhân tố khách quan như: áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức lao động và các quá trình sản xuất. Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có điều kiện khách quan để lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Có như vậy mới tạo cơ sở giảm giá thành, hạ giá cả, tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.
    - Bảo đảm thu nhập tiền lương hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế.
    + Đối với các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, phức tạp thì phải được trả lương cao hơn các ngành khác.
    + Đối với các ngành mà công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc, có hại đến sức khoẻ thì phải được trả lương cao hơn những người làm việc trong điều kiện bình thờng.
    Ngoài ra, với những ngành chủ đạo có tính chất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì được hưởng mức lương cao hơn nhằm khuyến khích công nhân an tâm, phấn khởi làm việc lâu dài ở những ngành đó. Bên cạnh đó, nên đãi ngộ tiền lương cao hơn hoặc thêm những khoản phụ cấp để thu hút người lao động đến làm việc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhân lực thiếu .
    - Khuyến khích bằng lợi ích vật chất kết hợp với giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động.
    Ngoài tiền lương ra, nên có thêm tiền thưởng để khuyến khích người lao động nh: trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn quà tặng của doanh nghiệp cho nghân viên vào các dịp sinh nhật, cới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên .
    Tiền lương là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại như: thưởng năng suất, chất lượng; thưởng tiết kiệm; thưởng sáng kiến; thưởng đảm bảo ngày công .
    Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc trên thì cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây thì việc trả lương mới có ý nghĩa.
    - Mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước công bố cho các đơn vị được cụ thể ở từng lĩnh vực. Nếu mà người lao động đi làm thêm giờ thì phải được trả thêm lương.
    - Đơn vị trả lương và các khoản phụ cấp cho người lao động trực tiếp đầy đủ, đúng hạn, tại nơi làm việc và bằng tiền mặt.
    - Khi đơn vị bố trí người lao động tạm thời chuyển sang nơi làm việc hoặc công việc khác thì phải trả lương cho người lao độngkhông thấp hơn mức lương của công việc trớc.
    - Khi đơn vị giải thể, phá sản, thanh lý thì tiền lương phải được ưu tiên thanh toán cho người lao động trớc.
    2. Các chế độ tiền lương.
    2.1.Chế độ tiền lương cấp bậc.
    a.Khái niệm.
    Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những qui định của nhà nước mà doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho công nhân theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.
    b.Các yếu tố của tiền lương cấp bậc.
    - Tháng lương: Là bảng xác định tỷ lệ tiền lương giữa những công nhân cùng nghề hoặc cùng nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ.
    - Mức lương: Là lượng tiền trả công cho người lao động cho một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong tháng lương.
    - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bằng qui định mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân ở bậc nào đó phải hiểu biết ở mặt kỹ thuật và phải làm được những gì về mặt thực hành.
    Ba yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi yếu tố đều có tác dụng riêng đối với công việc xác định chất lượng lao động và điều kiện lao động của công nhân. Đó là một yếu tố quan trọng để vận dụng trả lương cho các loại lao động khác nhau trong mọi thành phần kinh tế.
    2.2.Chế độ tiền lương chức vụ.
    Chế độ tiền lương chức vụ chủ yếu áp dụng cho cán bộ và nhân viên trong các doanh nghiệp thuộc moị thành phần kinh tế. Bởi vì họ không trực tiếp chế tạo ra sản phẩm nh công nhân. Phần lớn họ lao động bằng trí óc, mang tính sáng tạo cao, đòi hỏi nhiều về thần kinh và tâm lý. Kết quả lao động của họ chỉ thể hiện gián tiếp thông qua kết quả công tác của một tập thể mà họ lãnh đạo hoặc phục vụ, thể hiện qua những chỉ tiêu sản xuất của doanh nghiệp hoặc từng bộ phận sản xuất.
    2.3.Chức năng, vai trò của tiền lương.
    - Chức năng kích thích người lao động: Tiền lương là đoàn bẩy kinh tế để thu hút người lao động làm việc một cách hăng say, là động lực thúc đẩy tăng năng xuất lao đông, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể và công việc.
    - Chức năng thanh toán theo tiền lương: Dùng tiền lương để thanh toán chi tiêu phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chức năng này giúp người lao động có quyền tính toán các khoản chi tiêu hết bao nhiêu và họ phải điều chỉnh, cân đối chi tiêu cho hợp lý số tiền nhận được khi kết thúc một quá trình lao động.
    - Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động (bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng). Điều này có nghĩa là tiền lương trả cho người lao động không chỉ đủ sống mà còn đủ nâng cao mọi mặt cho bản thân và gia đình họ, thậm chí có một phần nhỏ để tích luỹ.
    Vì tiền lương có những chức năng và vai trò trên nên đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, một trong những công việc cần được quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương, thờng xuyên lắng nghe và phát hiện kịp thời những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn có khả năng xuất hiện trong phân phối tiền lương hoặc tiền thưởng cho người lao động, qua đó có sự điều chỉnh thoả đáng và hợp lý. Có như vậy thì người lao động mới tích cực làm việc bằng cả nhiệt tình hăng say và họ có quyền tự hào về mức lương họ đạt được.

     
Đang tải...