Luận Văn Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN LƯƠNG
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
    1.1.1. Tiền lương.
    Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động
    được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất
    nhằm tái sản xuất sức lao động.
    Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, ngoài ra
    họ còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau,
    thai sản, tai nạn lao động, và các khoản tiền thưởng thi đua, thưởng năng
    suất lao động .
    1.1.2. Tiền lương cơ bản.
    Là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay các thỏa thuận chính thức.
    1.1.3. Tiền lương danh nghĩa.
    Là khoản tiền mà người sử dụng sức lao động phải trả cho người lao động sau một quá trình làm việc.
    1.1.4. Lương thực tế.
    Là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người lao động nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa.
    1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỀN LƯƠNG.
    Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
    sản xuất hàng hóa.
    Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động
    làm ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ
    phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay
    được xác định là một bộ phận của thu nhập-kết quả tài chính cuối cùng của
    hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
    Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất
    kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên và khuyến khích
    công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
    1.3. BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG.
    Bản thân tiền lương có liên quan đến vấn đề lý luận lợi ích, lý luận về sự phân phối và thu nhập của Nhà nước, của doanh nghiệp và người lao động. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ biện chứng, đó là các mối quan hệ cơ bản như giữa sản xuất và nâng cao đời sống, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa thu nhập và các thành phần dân cư.
    Đối với người lao động làm công ăn lương, tiền lương luôn là mối quan hệ đặc biệt hàng ngày đối với họ. Bởi vì tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ. Sự phân phối công bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của người lao động đó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Ở mức độ nhất định, tiền lương có thể được xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động trong xã hội.
    Vì vậy, tiền lương và thu nhập phải thể hiện được sự công bằng trong phân phối theo kết quả lao động và hiệu suất công tác của mỗi người.
    Trong thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu ở nước ta được thể hiện một phần của thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho cán bộ, công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến cho xã hội. Theo quan điểm này, chế độ tiền lương ở nước ta một thời gian dài mang nặng tính phân phối bằng tiền và hiện vật, thông qua bao cấp nhà ở, y tế, giáo dục, các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và các khoản phúc lợi khác. Chế độ tiền lương này mang nặng tính bao cấp, tính bình quân, sự phân biệt giữa các ngành, đặc biệt là người có trình độ cao và người có trình độ thấp không rõ rệt. Nhược điểm của chế độ tiền lương cũ là nguồn gốc tiền lương không rõ ràng, về số lượng và chất lượng không phản ánh trong tiền lương, mức độ tiền tệ hóa tiền lương thấp nên nó không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, năng suất lao động không gắn với lợi ích, thành quả lao động. Vì thế, nó hạn chế, không kích thích thúc đẩy sản suất phát triển.
    Từ Đại hội Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, nước ta đổi mới cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường- định hướng XHCN, sự hoạt động của thị trường lao động- sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, vì nó nằm trong con người, tiền lương là tiền công, là giá cả hàng hóa sức lao động. Theo quan niệm mới thì tiền lương không chỉ tuân theo nguyên tắc phân phối theo lao động mà còn phải tuân theo các quy luật khác của thị trường sức lao động như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu . Tiền lương vừa là yếu tố phân phối, vừa là yếu tố sản xuất, tiền lương đối với người lao động và người sử dụng lao động có ý nghĩa khác nhau. Đối với người lao động tiền lương là động lực kinh tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của họ. Trả đúng, trả đủ tiền lương cho người lao động sẽ khuyến khích họ quan tâm đến hoạt động và gắn bó với công việc mà họ đảm nhận. Chính vì vậy, tiền lương là yếu tố phân phối. Đối với người sử dụng lao động, tiền lương là một bộ phận chi phí sản xuất nên chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển.
    1.4. VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG.
    Như ta đã biết, tiền lương là thù lao trả cho người lao động, trong doanh nghiệp nó đóng vai trò quan trọng trong việc khuyết khích người lao động làm việc có hiệu quả nhất, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng các mức lương thỏa đáng, nó sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động, tạo cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, tự giác hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà kinh tế gọi là “ phản ứng dây chuyền tiêu cực của tiền lương”.
    Mặt khác, tiền lương với tư cách là giá trị đầu vào quan trọng, là khoản mục lớn trong giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất, mục đích của nhà sản xuất, là tối thiểu hóa chi phí, còn đối với người lao động, tiền lương là mục đích và lợi ích của họ. Với ý nghĩa này tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí mà nó còn trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, hay nói đúng hơn nó là nguồn cung ứng sự sáng tạo, sức sản xuất, năng lực của người lao động trong quá trình sản sinh ra giá trị gia tăng.
    Tiền lương là một phần chi phí, do vậy bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn trả lương thấp hơn nhưng với chất lượng phải cao. Chính vì sự mâu thuẩn giữa người chủ doanh nghiệp và người lao động như vậy luôn cần có sự can thiệp của nhà nước. Nhà nước không can thiệp sâu vào các doanh nghiệp mà chỉ là người đứng giữa dàn xếp sao cho hai bên đều có lợi.


























    CHƯƠNG 2
    QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG
    2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG.
    2.1.1. Quy định của pháp luật.
    Tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc. Doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như mức lương tối thiểu Nhà nước quy định hợp đồng và lương thử việc, lương thời vụ, lương trong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc .
    2.1.2. Thị trường bên ngoài.
    Khảo sát mức lương trên thị trường lao động: Liên tục rà soát lại các mức lương trong doanh nghiệp của bạn dựa trên các mức lương của đối thủ cạnh tranh và dựa trên mức lương chuẩn trên thị trường. Điều này sẽ làm cho nhân viên hết boan khoăn xem mức lượng hiện tại của họ có cạnh tra
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...