Luận Văn Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xâydựng công trình giao thông

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xâydựng công trình giao thông 4 – Hà Nội
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây dựng nói riêng vấn đề hạ giá thành luôn là mục tiêu phấn đấu trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – Hà Nội từ khi hình thành và phát triển đến nay cũng luôn theo đuổi chiến lược đó. Bởi vì hạ giá thành là vấn đề cốt lõi của việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
    Hơn nữa qua thực tế thi công xây dựng công trình có những chi phí phát sinh lớn làm cho giá thành thực tế của các công trình luôn vượt cao hơn giá thành kế hoạch. Do đó, nghiên cứu các biện pháp hạ giá thành là một đề tài mang tính thiết thực và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Ở Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – Hà Nội với sự hình thành còn non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý thi công xây dựng công trình. Và trong xu hướng phát triển của trình độ khoa học - kỹ thuật vấn đề hạ giá thành là tất yếu khách quan mà mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện. Tuy nhiên làm sao để hạ giá thành hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình thì không phải doanh nghiệp xây dựng nào cũng làm được. Đề tài “ Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xâydựng công trình giao thông 4 – Hà Nội” nhằm góp phần giúp Chi nhánh có cái nhìn toàn diện và hoàn thiện hơn vấn đề hạ giá thành công trình.
    PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4 – HÀ NỘI.

    1. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – Hà Nội.
    1.1. Thông tin chung về Chi nhánh:
    - Tên công ty: Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 tại Hà Nội.
    - Tên gọi tắt: Chi nhánh Tổng công ty 4 tại Hà Nội.
    - Tên Tiếng Anh: CIVIL ENGINEERING CONSTUCTION CORPORATION No. 4 – HANOI BRANCH.
    - Địa chỉ: Số 19 – Ngõ 1B - Cầu Tiên - Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội.
    - Điện thoại: 04.6.420.368.
    - Fax: 04.6.420.382.
    - Mã số thuế: 2900324850-004.
    - Tài khoản Ngân hàng: 1201.00000.16977, tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
    1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh:
    Chi nhánh Tổng công ty XDCTGT 4 tại Hà Nội ( gọi tắt là Chi nhánh Tổng công ty 4 tại Hà Nội ) được thành lập theo Quyết định số 3139/QĐUB ngày 18/8/1997 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 312/QĐ ngày 18/2/1997 của Bộ GTVT và Quyết định số 447/2000/TCCB-LĐ của Tổng giám đốc Tổng công ty XDCTGT 4 ngày 17 tháng 7 năm 2000. Chi nhánh Tổng công ty 4 tại Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc.
    Như vậy, tính đến nay Chi nhánh tại Hà Nội đã được thành lập hơn 6 năm. Từ những ngày đầu mới thành lập với 30 công nhân viên chính thức cho đến hôm nay với số lượng cán bộ công nhân viên là 217 người Chi nhánh tại Hà Nội đã dần đi vào ổn định và phát triển. Từ xây dựng những công trình cầu nhỏ, có giá trị nhỏ như cầu Tự Khoát – Hà Nội đến những công trình lớn như cầu Tân Đệ - Quốc lộ 10 (Nam Định – Thái Bình ); cầu Yên Lệnh - Quốc lộ 39 ( Hà Nam – Hưng Yên); cầu Rế ( Hải Phòng ); cầu Vĩnh Tuy ( Hà Nội ); cầu Đà Rằng ( Phú Yên ); cầu Thị Nại ( Quy Nhơn – Bình Định ).
    Trong quá trình phát triển Chi nhánh Tổng công ty 4 tại Hà Nội cũng đã mở rộng lĩnh vực và địa bàn hoạt động của mình. Cụ thể là:
    Chi nhánh tại Hà Nội đã tham gia xây dựng các công trình cầu thuộc khu vực miền núi. Đó là dự án 4 cầu ở Sơn La. Đây là một cố gắng đáng khích lệ đối với cán bộ công nhân viên Chi nhánh. Vì việc xây dựng các công trình ở các vùng miền núi là rất khó khăn và phức tạp, đặc biệt là các công trình cầu. Như chúng ta đã biết các sản phẩm xây dựng phụ thuộc rất lớn đến điều kiện tự nhiên tại nơi thực hiện dự án và thời gian xây dựng kéo dài. Sơn La là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc với độ ẩm lớn và nhiệt độ rất thấp. Do đó cán bộ công nhân viên thực hiện dự án tại đây phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, ngoài ra với độ ẩm lớn thì độ đông cứng của các hạng mục công trình là rất khó và phải sau một thời gian dài hơn so với các công trình tương tự được thực hiện ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn. Chi nhánh tại Hà Nội còn tham gia xây dựng công trình thủy điện với quy mô lớn như cầu Nậm Sản.
    Với những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh tại Hà Nội thì hiện nay sản lượng Chi nhánh đạt được từ 30 – 40 tỉ/ năm. Mặc dù là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc nhưng Chi nhánh tại Hà Nội đã linh hoạt trong quá trình hoạt động của mình để Chi nhánh ngày càng phát triển và ổn định hơn. Đó là, ngoài việc được giao thầu từ Tổng công ty, Chi nhánh tại Hà Nội đã tự tìm kiếm các hợp đồng thầu phụ như cầu Trắng – KM 319 + 34,758 – QL 6, cầu vượt Đầm Thị Nại, công trình cầu Ba Hạ, .
    Có thể nói Chi nhánh tại Hà Nội là một đơn vị xây dựng công trình giao thông còn non trẻ, đang đi những bước đầu tiên của mình cùng trong quá trình phát triển chung của Đất nước. Nhưng với sự quyết tâm và ý chí vươn lên mạnh mẽ của một tập thể cán bộ công nhân viên nhiệt tình, sáng tạo và trình độ cao đã đưa Chi nhánh vượt qua những khó khăn của những ngày đầu non trẻ đó. Đúng vậy, đối với một đơn vị còn non trẻ trong lĩnh vực xây dựng để đạt được những thành tựu đó không phải dễ dàng. Đặc biệt ngành Giao thông vận tải với vai trò to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển Đất nước. Nó được ví như là mạch máu xuyên suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đất nước. Vì vậy Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 tại Hà Nội đã không ngừng vươn lên để góp phần vào việc hoàn thiện mạng lưới giao thông đất nước nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế và cân đối sự phát triển giữa các vùng.
    Nhận thức được vai trò to lớn và cao quý đó, Chi nhánh đã đặt ra mục tiêu phát triển cho giai đoạn 5 năm tới là:
    Thứ nhất, là mục tiêu kinh tế: Hoàn thành tôt các nhiệm vụ mà Tổng công ty giao; tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên; ngày càng thực hiện nhiều dự án có quy mô lớn và mở rộng hơn nữa lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh; phấn đấu đạt doanh thu 60 tỉ/năm.
    Thứ hai, là mục tiêu chính trị xã hội: Chấp hành đúng chế độ chính sách Nhà nước quy định; nâng cao chất lượng các công trình mà Chi nhánh tham gia; đảm bảo an ninh trật tự xã hội nhằm góp phần tạo cơ sở hạ tầng tốt để nền kinh tế đất nước phát triển đạt được mục tiêu phát triển chung của Đất nước.

    2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội ảnh hưởng tới công tác hạ giá thành.
    2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh:
    2.1.1. Sơ lược cơ cấu tổ chức:
    - Giám đốc.
    - Phó giám đốc kinh doanh.
    - Phó giám đốc kỹ thuật
    - Ban nhân chính.
    - Ban kỹ thuật.
    - Ban tài chính.
    - Ban kế hoạch.
    - Ban vật tư - thiết bị.
    - Các đội cầu: đội cầu 1, đội cầu 2 và đội cầu 9.
    - Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 217 người, trong đó: nhân viên quản lý 34 người .
    Như vậy, đứng đầu Chi nhánh là giám đốc. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc: phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật.
    Dưới quyền là 5 phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ với các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể và 3 đội cầu do Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm quy định.
    Bộ máy quản lý của Chi nhánh tại Hà Nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Chi nhánh đến từng đội cầu.
    Theo kiểu tổ chức này, người thủ trưởng được sự giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về thủ trưởng. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
     
Đang tải...