Luận Văn Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty thiết bị vật tư du

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 14/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Sau hơn mười năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có những bước chuyển biến rõ dệt. Nền kinh tế thị trường với đặc trưng là một nền kinh tế mở đã thu hút được sự chú ý hợp tác kinh doanh của nhiều nước trên thế giới. Nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng bước đầu đi vào ổn định, sự tăng trưởng liên tục, hàng hoá tràn ngập thị trường với nhiều loại và giá cả ổn định phục vụ người tiêu dùng. Đó là một định hướng đúng và cũng là một thành tựu của Đảng và Nhà nước ta.
    Đổi mới nền kinh tế cùng với sự quan tâm của Nhà nước tạo ra hàng loạt các cơ hội sản xuất, kinh doanh, hợp tác trao đổi làm ăn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hoạt động xuất nhập khẩu từ đó mà phát triển làm cầu nối các loại hàng hoá giữa các nước thâm nhập lẫn nhau, phát huy lợi thế riêng của mỗi nước, rút ngắn khoảng cách và tăng cường giao lưu, là hoạt động đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Các doanh nghiệp ở nước ta tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài các đặc điểm riêng của mình về mặt hàng hoặc lĩnh vực thì đều phải cạnh tranh công bằng, khốc liệt trên thị trường để đứng vững và xuất khẩu cũng nhằm mục đích tạo lợi ích cho quốc gia và cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo cơ chế này đều phải đòi hỏi kinh doanh có hiệu quả. Chỉ có hiệu quả mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    Công ty thiết bị vật tư du lịch với chức năng và nhiệm vụ tham gia xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho ngành du lịch và nền kinh tế cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt này. Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sự quản lý của ngành du lịch nhưng khi cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho các khách sạn, các mặt hàng phục vụ khách du lịch . đều phải cạnh tranh bình đẳng. Làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả? Biện pháp nào có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh? Những câu hỏi đó luôn được đặt ra với Công ty thiết bị vật tư du lịch trước sự cạnh tranh và chính sách luôn thay đổi của Nhà nước.
    Bằng những kiến thức được tích luỹ trong quá trình học tập trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Trong thời gian thực tập tại Công ty thiết bị vật tư du lịch được sự giúp đỡ của các cô chú phòng kinh tế tài chính và các phòng ban khác cùng với sự mong muốn bản thân là nâng cao sự hiểu biết thực tiễn cũng như góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty thiết bị vật tư du lịch”.

    Mục lục
    Trang
    Lời nói đầu.
    Phần I. Lý luận chung về hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
    I- Khái quát về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
    1- Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
    2. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
    3. Bản chất và phân loại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
    3.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội.
    3.2. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
    3.3. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp.
    4. Một số hình thức xuất nhập khẩu thông dụng.
    4.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp.
    4.2. Xuất nhập khẩu uỷ thác.
    4.3. Xuất nhập khẩu hàng đổi hàng.
    4.4. Xuất nhập khẩu liên doanh.
    5. Hoạt động xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường.
    5.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường.
    5.2. Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh.
    5.3. Tìm hiểu nguồn hàng.
    5.4. Đàm phán ký kết hợp đồng.
    5.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng.
    5.6. Thanh toán và đánh giá hiệu quả hợp đồng.
    II- Các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
    1- Nhân tố chủ quan.
    1.1. Lao động.
    1.2. Trình độ quản lý lãnh đạo sử dụng vốn.
    1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
    2- Các nhân tố khách quan.
    2.1. Các đối thủ cạnh tranh
    2.2. Các ngành có liên quan.
    2.3. Nhân tố về tính thời vụ, chu kỳ, thời tiết của sản xuất kinh doanh.
    2.4. Nhân tố giá cả.
    2.5. Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước.
    2.6. Các chính sách khác của Nhà nước
    2.7. Nhân tố pháp luật.
    3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
    3.1. Hiệu quả kinh doanh tổng quát.
    3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
    3.3. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng lao động.
    Phần II. Thực trạng và hiệu quả kinh doanh xuất nhập tại Công ty thiết bị vật tư du lịch
    I- Tổng quan về Công ty.
    1- Quá trình phát triển.
    2- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty thiết bị vật tư du lịch.
    2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty.
    2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
    3- Cơ sở vật chất kỹ thuật
    4- Tình hình cung ứng vật tư và cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty.
    5- Tình hình lao động, kế hoạch của Công ty các năm qua.
    II- Phân tích thực trạng Công ty trong 3 năm qua.
    1- Tình hình kinh doanh.
    1.1. Tình hình doanh thu.
    1.2. Tình hình lợi nhuận.
    1.3. Tình hình tài chính và nguồn vốn của Công ty.
    1.4 Tình hình chi phí của Công ty.
    2- Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
    2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng quát.
    2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
    2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
    3. Nhận xét công tác nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
    3.1. Kết quả đạt được.
    3.2. Các tồn tại cần tháo gỡ.
    4. Nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế và nhược điểm trên.
    4.1. Những nguyên nhân khách quan.
    4.2. Những nguyên nhân từ phía bên Công ty
    Phần III. Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty thiết bị vật tư du lịch
    I. Một số giải pháp vĩ mô và phương hướng chủ yếu trong thời gian tới.
    1. Mục tiêu của hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay.
    2. Các chính sách của nhà nước.
    2.1. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích hơn nữa đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
    2.2. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
    2.3. Xem xét lại trong hoạt động quản lý xuất nhập khẩu.
    3. Mục tiêu đề ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong những năm tới.
    4. Một số phương hướng chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty.
    4.1. Sử dụng tốt nguồn lực và tài chính.
    4.2. Củng cố công tác nhân sự và vị trí của Công ty.
    4.3. Mở rộng thị trường và đa dạng hoá các hình thức phân phối.
    4.4. Xem xét lại cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty.
    5. Thành lập thêm phòng Nghiên cứu thị trường .
    6. Thiết lập một hệ thống máy vi tính:
    II. Một số biện pháp của công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
    1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, công tác Marketing.
    2. Tiết kiệm chi phí.
    3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
    4. xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
    5. xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi và hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ.
    6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty.

    Kết luận

    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...