Tiểu Luận Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II.ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Trẻ em mới sinh ra tuy có hình hài một con người nhưng còn non nớt như một sinh vật nhỏ bé. Trẻ cần được sống trong xã hội loài người được con người chăm sóc, bảo vệ và giáo dục để trưởng thành. Trẻ nhận sự giáo dục, được trực tiếp hoạt động thì mới có thể trở thành một con người hoàn thiện, nhưng để trẻ hoàn thiện được thì phải hình thành và phát triển ở trẻ năng lục cảm thụ và nhận thức đúng cái đẹp, cái xấu trong xã hội cũng như trong nghệ thuật từ đó có thể thấy rằng phát triển thẩm mỹ cho trẻ là rất quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt là trong hoạt động âm nhạc chiếm một vị trí quan trọng trong giáo dục mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống.
    Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các dạng hoạt động: ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Ca hát là hoạt động trung tâm của giáo dục âm nhạc. Nhạc và lời của các bài hát gắn quyện với nhau tạo thành tác phẩm âm nhạc. Nội dung lời ca phản ánh các khía cạnh giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, giai điệu âm nhạc mô phỏng nội dung lời ca mang tính nghệ thuật. Nội dung các bài hát sẽ có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, giúp trẻ nhận biết tình yêu người, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống: ca ngợi những hành vi đẹp phê phán những thói hư tật xấu. Trẻ được hát giai điệu âm nhạc trầm bỗng với lời ca đẹp, được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc. Những hình thức sinh động đó sẽ giúp trẻ cảm nhận nghệ thuật và có tác dụng giáo dục thẩm mỹ.
    Trong khi tập hát, nghe hát, hoặc đàm thoại trẻ tự cảm nhận âm thanh, tiết tấu để biểu diễn thể hiện tính chất sắc thái của bài hát. Khi nhảy múa, vận động theo nhạc, trẻ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, các hoạt động này sẽ có tác dụng góp phần vào sự phát triển trí tuệ và thể chất.
    Trẻ được sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát, chơi các trò chơi làm quen với cao độ âm hoặc các tiết tấu âm nhạc, các trò chơi theo nội dung bài hát, các trò chơi phản xạ nhanh sẽ giúp trẻ phát triển năng khiếu, qua đó tư duy âm nhạc của trẻ sẽ trở nên phong phú.
    Do hiểu biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc ở trường mầm non. Và tất cả những lí do này, tôi luôn mong muốn làm thế nào để trẻ học tốt môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ Nên tôi đã đi sâu nghiên cứu vận dụng thực tiễn và đã tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Âm Nhạc”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...