Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái

Thảo luận trong '5 Tuổi' bắt đầu bởi lanphuongk09, 20/3/15.

  1. lanphuongk09

    lanphuongk09 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 lanphuongk09, 20/3/15
    Last edited by a moderator: 21/3/15
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trong việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ kích thích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, thực hiện phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một các toàn diện về mọi mặt.
    Một con người từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời đầu tiên đến giai đoạn trưởng thành và rồi trở thành một con người hoàn thiện phải trải qua rất nhiều giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý, phương pháp giáo dục Giống như một ngôi nhà để hoàn thiện và sử dụng được phải trải qua rất nhiều công đoạn, bắt đầu từ đặt móng, xây tường, lợp mái rồi đến khâu trang trí, chỉnh sửa Trẻ mầm non cũng vậy, đây là giai đoạn trẻ tiếp thu nền giáo dục đầu tiên giống như việc đặt viên gạch nền móng cho một công trình, những viên gạch đầu tiên có vững vàng, chắc chắn thì công trình đó mói bền vững, đảm bảo lâu dài. Như vậy việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non ở các trường mầm non đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sau này của trẻ.
    Là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ tôi nhận thấy được tầm quan trọng trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, thấy được vai trò và nhiệm vụ cao cả của mình trong việc phát triển những mầm non tương lai của đất nước, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói riêng và đất nước nói chung ngày càng tốt đẹp, tiến bộ xã hội, xứng đáng với lời dạy của Bác:
    “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
    Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
    Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non, hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm - đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.
    Vì thấy được tầm quan trọng của hoạt động, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái”.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
    * Mục tiêu của đề tài
    Giúp giáo viên có cơ sở để dạy tốt hơn hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ và có những đúc kết cho bản thân khi tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi.
    Giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái, luyện cách phát âm chuẩn, hoàn thiện tiếng mẹ đẻ, phát triển bộ máy phát âm, phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ húng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao.
    * Nhiệm vụ của đề tài
    Tìm hiểu thực trạng và xây dựng cơ sở thực tiễn, trên cơ sở đó xây dựng và thực nghiệm một số biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực khi tham gia vào hoạt động. Qua đây giáo viên có thể thấy được những hạn chế và có biện pháp khắc phục hạn chế đó.
    Áp dụng kinh nghiệm để thực hiện giảng dạy.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động làm quen chữ cái của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Tân Lợi- số 78 Lê Thị Hồng Gấm - phường Tân Lợi TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk.
    4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận định hướng cho đề tài.
    - Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp mới.
    - Đề tài được thực hiện trong phạm vi 48 trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 2 trường mầm non Tân Lợi- số 78 Lê Thị Hồng Gấm - phường Tân Lợi - TP Buôn Ma Thuột - tỉnh Đăk Lăk.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Có hai phương pháp chính:
    - Thứ nhất: Phương pháp nghiên cứu lý luận.
    Thông qua những tài liệu có liên quan bằng cách đọc, xem và khái quát lại những vấn đề.
    - Thứ hai: Phương pháp thực tiễn.
    + Quan sát sư phạm.
    + Thử nghiệm sư phạm.
    + Tổng kết kinh nghiệm.

    MỤC LỤC

    TT NỘI DUNG TRANG
    A PHẦN MỞ ĐẦU 03
    1 Lý do chọn đề tài 03
    2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 03
    3 Đối tượng nghiên cứu 03
    4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 04
    5 Phương pháp nghiên cứu 04
    B PHẦN NỘI DUNG 05
    1 Cơ sở lý luận 05
    2 Thực trạng 06
    a Thuận lợi – khó khăn 06
    b Thành công - hạn chế 07
    c Mặt mạnh - mặt yếu 08
    d Các nguyên nhân và các yếu tố tác động 08
    3 Giải pháp, biện pháp 08
    a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 08
    b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp 08
    c Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 11
    d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 11
    e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 12
    4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
    C PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 13
    1 Kết luận 13
    2 Kiến nghị 13
    Tài liệu tham khảo 14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...