Chuyên Đề Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong góc học tập

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG TRONG GÓC HỌC TẬP


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Cơ sở lý luận:
    Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc trẻ em luôn luôn là mối quan
    tâm hàng đầu. Trẻ em là mầm non của đất nước do đó trẻ cần được hưởng sự
    giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Chính vì lẽ
    đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng.
    Giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
    Chúng ta cũng biết phương châm giáo dục trẻ là ” Học bằng chơi, chơi
    mà học”, chơi- có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ thể và
    tâm sinh lý của trẻ, hoạt động vui chơi vừa rèn luyện trí lực, vừa kích thích
    trí tò mò, ham hiểu biết về xã hội của trẻ. Trẻ nào cũng thích chơi, ngay từ
    khi trẻ được mấy tháng tuổi trẻ đã biết chơi rồi cho đến khi trẻ vào nhà trẻ
    mẫu giáo, thậm chí lên đến bậc tiểu học hay trung học trẻ vẫn thích chơi.
    bởivì vui chơi là một hoạt động tất yếu của mọi đứa trẻ .Nói một cách khác
    hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ đặc biệt là
    lứa tuổi mầm non, đây là hoạt động quan trọng nhất và có tác động chi phối
    các hoạt động khác, nó thúc đẩy các quá trình tâm lý diễn ra một cách nhanh
    chóng và hoàn thiện, cũng qua hoạt động vui chơi, trẻ dần hoàn thiện về
    nhân cách. Do vậy, giáo viên mầm non cần tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội và
    môi trường tốt để trẻ tham gia vào hoạt động chủ đạo nhằm thúc đẩy quá
    trình phát triển của trẻ.
    Trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc là một trong những hoạt động
    quan trọng, ở hoạt động này trẻ được đóng vai trò là một thành viên trong xã
    hội là một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ được thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm,
    Thông qua hoạt động góc trẻ được rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân
    biệt so sánh, khả năng bắt trước, cũng qua hoạt động này trẻ được tự do thể hiện
    mình điều đó giúp phát triển ở trẻ khả năng mạnh dạn, tự tin, chủ động. từ đó
    hình thành nhân cách của trẻ trên các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
    tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội.
    1.2. Cơ sở thực tiễn
    Trên thực tế để hoạt động góc thực sự trở thành phương tiện quan
    trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ mầm non, cô giáo phải có năng lực
    sáng tạo trong việc tổ chức môi trường và hướng dẫn hoạt động cho trẻ, tạo
    điều kiện để trẻ được hoạt động, tìm tòi, trải nghiệm giúp trẻ được hoạt
    động theo khả năng và theo mức độ hứng thú của trẻ, không thể gò ép trẻ
    vào khuôn khổ hay hình thức mang tính áp đặt. Chính vì vậy mà trò chơi là
    một trong những hoạt động nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức hơn. Vì qua trò

    2
    chơi trẻ thấy mình đang được vui chơi thoả thích nhưng thực chất lại là sự
    tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách cao nhất. Để những trò chơi phù hợp lại
    thoả mãn được tâm sinh lý của trẻ, đem đến cho trẻ các kiến thức một cách
    nhẹ nhàng mà hiệu quả thì các góc chơi phải được hình thành rõ nét, mỗi
    góc chơi có những đặc điểm và hoạt động khác nhau. Tuy vậy, để có 1 góc
    chơi thực sự đối với trẻ là một vấn đề yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều.
    Và một trong những góc chơi người giáo viên thường gặp nhiều khó khăn
    trong cách thiết kế môi trường hoạt động và tổ chức các hình thức chơi đó
    là: Góc học tập.
    Trong các hoạt động góc thường ngày trẻ thường thích thú với các góc
    chơi trải nghiệm như Góc chơi bán hàng, gia đình, bế em, xây dựng- lắp
    ghép mà ít quan tâm và hứng thú đến các trò chơi tĩnh như ở góc toán, văn
    học chữ cái. Khi trẻ được trải nghiệm qua các trò chơi phân vai trẻ tự tin hơn,
    tích cực, mạnh dạn, chủ động hơn điều này không thể hiện rõ ở các hoạt động
    tĩnh. Lý do tôi đặt ra là làm sao để những hoạt động trong góc học tập gây
    được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động từ đó
    trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trong hoạt động ở lớp cũng như trong hoạt
    động tập thể, trước đám đông và tự xử lý được các tình huống.
    Đây chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 3– 4
    hoạt động tích cực, chủ động trong góc học tập” và mạnh dạn áp dụng một
    số biện pháp đó vào thực tiễn chăm sóc - giáo dục trẻ.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu, tìm kiếm biện pháp nhằm giúp trẻ 3– 4 tuổi hoạt động tích
    cực, chủ động trong góc học tập từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp nhằm
    giúp trẻ tích cực mạnh dạn tự tin trong hoạt động góc nói riêng và các hoạt động ở
    trường mầm non nói chung.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Một số biện pháp giúp trẻ 3– 4 hoạt động tích cực, chủ động trong góc
    học tập
    4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
    Trẻ lớp mẫu giáo bé C4, trường Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy.
    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1. Thực trạng của vấn đề
    Trong quá trình thực hiện và tìm hiểu tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân
    khiến trẻ không hứng thú hoạt động trong góc học tập, không chủ động, không
    phát huy hết khả năng và sự mạnh dạn tự tin của mình, những nguyên nhân nổi
    bật là:
    1.1. Trẻ nhút nhát, sợ hãi, lo âu
    Có nhiều trẻ mới lần đầu đến trường, hơn nữa ở nhà trẻ ít tiếp xúc với thế
    giới bên ngoài nên việc đưa trẻ vào một môi trường mới lạ đông người, sinh hoạt
    thay đổi so với ở nhà là một điều khó khăn đối với trẻ. Điều đó dẫn đến trẻ ít nói,
    không chia sẻ, cảm thấy cô đơn, thậm chí khóc lóc, sợ sệt. Trẻ con có rất nhiều
    nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú. Một điều nữa là không phải trẻ
    con là lúc nào cũng vô tư và nhiều niềm vui. Trẻ nhỏ cũng bị strees, nguyên nhân

    3
    có thể đến từ nhiều phía: từ việc đi học, từ gia đình, bạn bè, từ chính bản thân của
    trẻ điều đó làm cho trẻ bị thay đổi hành vi trong một thời gian có thể ngắn hoặc
    lâu dài như: mút tay, tè dầm, nặng hơn là trầm cảm hoặc hung dữ.
    1.2. Trẻ sức khỏe yếu, rối loạn hành vi và cảm xúc
    Thực tế cho thấy nếu trẻ đã ốm yếu thì sự hoạt động tay chân cũng như trí
    óc sẽ bị ảnh hưởng thậm chí trì trệ, riêng với những trẻ có biểu hiện rối loạn hành
    vi hay rối loạn cảm xúc ( một dạng của tự kỉ) thì việc tập trung vào một hoạt động
    sẽ rất khó khăn. Hơn thế nữa những trẻ này hay chọc phá các trẻ khác và gây ảnh
    hưởng tới các bạn cùng chơi và sản phẩm của các bạn như: phá tan, xô đổ, xé
    rách, vò nhàu nát
    1.3. Góc chơi không hấp dẫn
    Trẻ nhỏ dễ bị thu hút bởi thị giác, vì vậy một góc hoạt động lộn xộn không
    được sắp xếp đẹp, bắt mắt, đồ chơi nhàm chán, số lượng ít, không thay đổi, lặp
    lại, đồ dùng đồ chơi khó chơi khó cầm nắm cũng khiến trẻ không hứng thú.
    2. Thuận lợi, khó khăn
    2.1 Thuận lợi
    - Là trường có bề dày thành tích
    - Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều
    kinh nghiệm quản lý, làm việc có khoa học.
    - Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt
    tình, tâm huyết với nghề.
    - Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động cho giáo viên dự giờ rút
    kinh nghiệm lẫn nhau trong đó có lưu ý đến việc tổ chức hoạt động góc ở
    các độ tuổi.
    - Lớp được BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ
    chơi .
    - Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ khá tốt và thích hoạt động
    - Nhiều phụ huynh trong lớp quan tâm ủng hộ học liệu và nguyên vật
    liệu làm đồ dùng đồ chơi
    - Các giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ.
    Các cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức
    nhiều hình thức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày.
    2.2 Khó khăn
    2.2.1.Về phía trường, lớp
    - Trường được chuyển về cơ sở mới, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.
    - Lớp học có diện tích nhỏ, không có phòng đón hoặc phòng riêng để hoạt
    động tĩnh.
    - Các giá đồ chơi đã lâu năm đang bong tróc, lỏng lẻo
    - Đồ dùng nhiều không có nơi cất giữ dễ bị ẩm mốc, hỏng.
    2.2.1. Về phía trẻ
    - Số trẻ trong lớp tương đối đông so với mặt bằng của lớp
    - Trong lớp có trẻ kém ngôn ngữ, rối loạn hành vi, khả năng kiềm chế hành
    vi, cảm xúc kém.

    4
    - Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập.
    Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn
    nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như
    bé: An Khánh, Hồng Minh, Lê Bá Đức Minh, Đức Khiêm. Một số trẻ lại quá hiếu
    động hay đánh bạn như cháu Khoa Nam, Tần Minh Anh, Nguyên Tùng, An
    Khánh, Minh Thành nên cũng ảnh hưởng tới việc cung cấp kiến thức trong quá
    trình học.
    - Tâm lý trẻ chưa ổn định, ở lứa tuổi này trẻ đang trải qua “Thời kì khủng
    hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng định
    mình là rất lớn, trẻ muốn cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp
    phát triển. - Trẻ đơn thuần là nói và hoạt động theo giáo viên: trẻ chơi gò bó,
    không theo ý muốn của trẻ, mức độ hứng thú thấp.
    - Trẻ không hứng thú với các hoạt động tĩnh trong góc học tập, các thao tác
    chơi đơn giản, lặp lại
    - Trẻ rất hiếu động, thích chạy nghịch, tìm tòi khám phá nhưng đồ dùng trực
    quan chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
    2.2.3. Về phía phụ huynh
    - Phụ huynh chưa quan tâm đồng đều và một số phụ huynh chưa hiểu hết ý
    nghĩa quan trọng của việc trẻ sử dụng đồ chơi trong góc học tập nên không ủng hộ
    những nhiệt tình của giáo viên khi giao nhiệm vụ cho trẻ khi về nhà.
    2.2.4. Về giáo viên
    Dựa trên thực tế thực hiện và tham quan tham khảo các trường tôi thấy một thực
    trạng như sau:
    * Việc chuẩn bị môi trường:
    - Góc chơi không rõ ràng hoặc hình ảnh cho góc chơi chưa tạo ra sự cuốn
    hút. Chưa có biểu tượng của góc.
    - Chưa có mảng mở hoạt động cho trẻ trực tiếp chơi hoặc mảng mở khó
    hoạt động.
     
Đang tải...