Tiểu Luận Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém sửa lỗi khi thực hành phép cộng và trừ số tự nhiên trong mô

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    - Xuất phát từ yêu cầu đặt ra khi thực hiện chủ chương nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học nói riêng :
    + Trong mỗi cấp học, đặc biệt là cấp Tiểu học, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong tất cả các môn học ở trường Tiểu học thì môn Toán được coi là trọng tâm với số lượng tiết tương đối lớn (5 tiết/tuần) trở lên. Đặc biệt trường tôi, học 2 buổi/ngày với số lượng tiết từ 8 đến 9 tiết trên tuần.
    + Qua việc học toán, học sinh bước đầu nắm được kiến thức toán học cơ bản, có cơ sở để học tốt các môn học khác, giúp các em tự tin, luôn luôn vươn tới sự tìm tòi, sáng tạo.
    - Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện dạy học bộ sách giáo khoa nói chung cho cả nước :
    + Chương trình toán 4 mới là sự tiếp tục của toán 1, 2, 3 đã được thực hiện ở các năm học trước. Nó đã có những đổi mới về nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức nhằm giúp học sinh học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của các em.
    + Trong các chương học của Toán 4, Chương số tự nhiên là một chương không mới mẻ nhưng tương đối khó với các em yếu kém.
    - Xuất phát từ về dạy và học toán cho học sinh tiểu học ở địa phương trong giai đoạn vừa qua :
    + Để đạt được mục tiêu đã đề ra, trước hết, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, nội dung, những khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều quan trọng là giáo viên phải xây dựng những phương pháp dạy và học giúp học sinh tích cực trong hoạt động học để nắm chắc và vận dụng thành thạo nội dung trong từng bài, góp phần phát triển năng lực tư duy và năng lực thực hành của học sinh .
    + Với vị trí và tầm quan trọng như vậy nên tôi chọn đề tài cho mình là:
    " Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém sửa lỗi khi thực hành phép cộng và trừ số tự nhiên trong môn Toán lớp 4".
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    - Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh yếu kém:
    + Đối với những HS yếu kém thường hiếu động cần quan tâm, động viên, nhắc nhở, uốn nắn các em thường xuyên. Những em này trong công việc thường rất năng động nhưng hấp tấp, do đó ta phải giao việc phù hợp vừa sức cho các em và nhắc nhở thường xuyên kịp thời.
    + Đối với những HS yếu kém hay mặc cảm, thường xa cách, ít hòa đồng với mọi người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần quan đến trẻ nhiều hơn. Trò chuyện với các em chân tình cởi mở, tạo điều kiện cho các em hòa đồng những mặc cảm của bản thân.
    - Tìm hiểu chuẩn kiến thức và kĩ năng dạy thực hành phép cộng và trừ số tự nhiên trong môn Toán lớp 4:
    Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
    - Tìm hiểu và phân loại lỗi mà học sinh yếu kém thường mắc khi thực hiện phép cộng và trừ số tự nhiên trong môn Toán lớp 4:
    Lỗi mà học sinh yếu kém thường mắc khi thực hiện phép cộng và trừ số tự nhiên trong môn Toán lớp 4 qua những biểu hiện sau đây:
    + Có nhiều lỗ hổng kiến thức, kĩ năng.
    + Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm.
    + Phương pháp học tập chưa tốt.
    + Không chịu thử lại, không chịu làm ra nháp.
    + Năng lực tư duy thiếu linh hoạt.
    + Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.
    + Sử dụng ngôn ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn.
    + Biểu hiện bề ngoài là thái độ còn thờ ơ.
    - Phân tích nguyên nhân và từ đó đề xuất các biện pháp giúp học sinh yếu kém sửa lỗi ý kiến trên góp phần nâng cao chất lượng dạy toán nói chung và thực hành phép cộng và trừ số tự nhiên nói riêng :
    Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây đối với các nhà sư phạm đang trăn trở về việc muốn nâng cao chất lượng học tập cho những học sinh yếu kém nhất là môn Toán như sau:
    Người GV cần phải:
    + Làm tốt công tác chủ nhiệm, tìm hiểu học sinh để phát hiện ra nguyên nhân khiến học sinh yếu, kém môn Toán. Từ đó có kế hoạch cụ thể với từng đối tượng nhận thức của mỗi HS.
    + Lập kế hoạch kèm cặp, phụ đạo phải cụ thể; có sự giúp đỡ của BGH nhà trường và phụ huynh HS.
    + Mỗi đối tượng HS cần có cách khích lệ riêng. GV phải hết sức kiên trì, nhẫn nại, hướng dẫn HS từng điểm nhỏ, cụ thể, không được nóng vội muốn có ngay kết quả hoặc yêu cầu tiến bộ nhanh ở các em.
    + Người giáo viên không những phải có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy hay mà phải luôn sát sao tới HS. Thường xuyên quan tâm tới sự tiến bộ cũng như biểu hiện sút kém của HS để uốn nắn kịp thời.
    + Trong giảng dạy phải bám sát chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đảm bảo tính vừa sức của HS; tạo cho HS tính tự giác, tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
    + Thường xuyên kiểm tra, khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp cả và cho từng HS. Cần phải gần gũi động viên học sinh, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập.
    + Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để có thông tin phản hồi.
    + Luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
    + Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, nên đưa các đề tài, các kinh nghiệm hay, có giá trị về việc kèm cặp, phụ đạo HS yếu kém để GV cùng thảo luận, rút kinh nghiệm và vận dụng trong giảng dạy.
    III. Phương pháp nghiên cứu :
    - Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp các em khắc phục sự kém khái quát, sự cứng nhắc của tư duy. Dựa vào tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh, giáo viên cần triển khai các hoạt động mang tính chất thực tiễn, học sinh phải được thao tác trên đồ dùng trực quan. Từ đó, các em sẽ tự phát hiện, tự giải quyết và tự thực hành được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...