Tiểu Luận Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt được từ láy và từ ghép qua các tiết dạy tăng cường

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1/ Tầm quan trọng của phân môn luyện từ và câu trong môn học Tiếng Việt bậc Tiểu học.
    2/ Thực trạng của việc học tập và vận dụng kiến thức về câu và từ để nghe đọc, nói, viết cuả học sinh lớp 5/2 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
    3/ Thực trạng của nội dung sách giáo khoa giảng dạy chương trình chính khóa đang hiện hành
    a/ Mặt tích cực:
    b/ Mặt hạn chế:
    II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
    1/ Sử dụng tiết tăng cường để củng cố kiến thức được học trong chương trình chính khoá.
    2/ Thiết kế tiết dạy củng cố kiến thức về từ láy
    3/ Thiết kế tiết dạy củng cố kiến thức về từ ghép.
    4/ Thiết kế tiết dạy giúp học sinh phân biệt từ láy và từ ghép
    5/ Một số bài tập vận dụng kiến thức về từ láy và từ ghép
    6/ Kết qủa đạt được
    7/ Bài học kinh nghiệm
    III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
    1/ Các kiến nghị, đề xuất
    2/ Tài liệu tham khảo




    MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÂN BIỆT ĐƯỢC TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP QUA CÁC TIẾT DẠY TĂNG CƯỜNG
    I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1/ Tầm quan trọng của phân môn luyện từ và câu trong môn học Tiếng Việt bậc Tiểu học.
    Trong chương trình Tiếng Việt sau năm 2000, tức là chương trình đang hiện hành, hai phân môn từ ngữ và ngữ pháp trước đây được tích hợp thành một phân môn có tên gọi là Luyện từ và câu. Phân môn này cung cấp toàn bộ kiến thức về quy tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành cụm từ, câu - đơn vị nhỏ nhất để thực hiện chức năng giao tiếp. Luyện từ và câu cũng là một yếu tố quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người học sinh . Vì vậy ngay từ những ngày đầu đến trường, học sinh đã làm quen với luyện từ và câu qua việc học âm, vần, tiếng từ ở lớp 1, các kiểu câu đơn giản ở lớp 2, các từ loại cơ bản ở lớp 3, các biện pháp tu từ nghệ thuật quen thuộc hoặc cấu trúc về câu, cụm từ, nghiã của từ v v . ở lớp 4 , 5. Cụ thể , luyện từ và câu giúp cho học sinh tiểu học có hiểu biết về quy tắc câú tạo từ , nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. Trên cơ sở đó, học sinh nắm được các quy tắc chính tả , dấu câu, nắm chuẩn văn hoá lời nói.
    Trong thực tế , giáo viên tiểu học gặp nhiêù khó khăn khi dạy luyện từ và câu, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 5. Năm học cuối cấp tiểu học, kiến thức về từ và câu được cung cấp khá nhiều, khá sâu, chương trình lại cấu trúc theo kiểu đồng tâm mở rộng nên nếu không nắm được kiến thúc ở lớp dưới, các em sẽ khó tiếp thu được kiến thức mới ở lớp trên . Sau đây, tôi xin trình bày một số hạn chế của học sinh lớp 5/2, lớp tôi đang giảng dạy trong việc học tập luyện từ và câu.

    2/ Thực trạng của vi ệc học tập và vận dụng kiến thức về câu và từ để nghe đọc, nói, viết cuả học sinh lớp 5/2 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
    Tình hình học tập của học sinh hiện nay so với học sinh các năm trước có những tiến bộ đáng kể, nhất là khả năng giao tiếp. Học sinh đã tự tin hơn khi trình bày ý kiến trước đám đông, có khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp cuả các tác phẩm văn học và được học nhiều kiến thức mới so với nội dung chương trình cũ như thuyết trình tranh luận, phát biểu cảm nghĩ v v . Tuy nhiên, về phần từ và câu, học sinh còn mắc phải những hạn chế sau :
    a/ Kĩ năng nhận diện từ , phân cắt các đơn vị từ trong câu còn nhiều sai lệch
    b/ Kĩ năng phân loại và nhận diện từ theo cấu tạo còn nhiều lầm lẫn.
    c/ Kĩ năng nhận diện và phân tích các thành phần câu chưa thật chính xác.
    d/ Kĩ năng xác định từ loại còn hạn chế.
    Trong các hạn chế trên, mặt nào cũng cần khắc phục. Tuy nhiên , trong phạm vi đề tài này, bản thân tôi muốn trình bày sâu một vấn đề . Đó là kĩ năng phân loại và nhận diện từ theo cấu tạo còn nhiều hạn chế. Ở đơn vị kiến thức naỳ, học sinh thường mắc các lỗi như sau:

    Học sinh còn xác định sai từ ghép khi cả hai tiếng có bộ phận cuả tiếng giống nhau như các từ : nhân dân, mệt mỏi, buồn bực, chèo chống v v .
    Học sinh chưa nhận dạng được các từ láy đặc biệt khuyết phụ âm đầu thường là các từ tượng thanh, tượng hình.
    Học sinh không phân biệt được từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp trong các trường hợp từ đó có tiếng gốc là một động từ hay một tính từ.
    Học sinh có vốn từ ghép và từ laý có 3 hay 4 tiếng rất hạn chế, ít ỏi.
    Vì sao học sinh lại mắc những tồn tại trên, trước hết ta phải tìm hiểu từ nội dung sách giáo khoa , phương pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện học tập của học sinh và một số vấn đề có liên quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...