Tiểu Luận Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao khả năng viết đúng chính tả

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Phần mở đầu trang 2

    I. Bối cảnh của đề tài trang 2
    II. Lý do chọn đề tài trang 2
    III. Phạm vi nghiên cứu trang 3
    IV. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu trang 3
    Phần nội dung trang 3

    I. Cơ sở lí luận trang 3
    II. Thực trạng của vấn đề trang 4
    III. Các biện pháp tiến hành giải quyết trang 5
    IV. hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm trang 10
    Phần kết luận trang 10

    I. Những bài học kinh nghiệm trang 10
    II. ý nghĩa của sáng kiến trang 11
    III. Khả năng triển khai ứng dụng trang 11
    IV. Những đề xuất kiến nghị trang 12












    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Bối cảnh của đề tài :
    Tiếng Việt được xem là môn học công cụ chủ lực trong chương trình dạy học Tiểu học, là phương tiện quan trọng nhất để học sinh tiếp cận các môn học khác. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt để tiếp nhận, xử lí và phản hồi thông tin trong sách giáo khoa trong các hoạt động học tập của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ được hình thành các tri thức được truyền tải qua sách giáo khoa và rộng hơn nữa là từ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Học sinh học tốt Tiếng Việt thì cũng sẽ dễ dàng học tốt các môn học khác.
    Một học sinh học tốt Tiếng Việt sẽ được phản ánh qua các mặt như : nghe – hiểu một cách đầy đủ các thông tin mình tiếp nhận được bằng ngôn ngữ Việt và biết cách xử lí các thông tin đó; sử dụng đúng từ ngữ trong từng hoàn cảnh của các hoạt động giao tiếp; viết đúng chính tả các từ ngữ trong vốn từ tiếng Việt của chính em đó (được hình thành phần lớn trong quá trình học tập). Trong các kĩ năng trên, kĩ năng viết là quan trọng nhất – Điều này đã được các nhà giáo dục khẳng định. Học sinh học tốt môn Tiếng Việt, (đặc biết đối với phân môn chính tả) là một đòi hỏi cấp thiết trong chương trình giáo dục ở tiểu học, là yêu cầu của cả xã hội.
    II. Lí do chọn đề tài :
    Kĩ năng viết được xem là tốt khi học sinh viết đúng chính tả các từ ngữ mình nghe được. Đồng thời còn phản ánh qua việc hiểu nghĩa của từ ngữ được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết và viết được một văn bản có đầy đủ ý nghĩa bằng chính vốn từ của mình. Do đó, một khi học sinh viết sai chính tả nghĩa là học sinh đã không hiểu hết nghĩa của từ. Nguyên nhân là do quên và không nhận dạng được từ đã học, dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ bị trở ngạị, gây ra cách hiểu sai cho cả người nói và người nghe. Quan trọng hơn, học sinh sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu tri thức từ các hoạt động học của mình. Điều tất yếu sẽ xảy ra chính là bản thân em học sinh đó sẽ học không tốt, học yếu hoặc nếu có học được đi chăng nữa thì thời gian để các em tiếp thu kiến thức sẽ kéo dài, không đạt hiệu quả cao so với học sinh viết đúng chính tả hơn.
    Từ những những lí do trên mà phân môn Chính tả rất được quan tâm trong xuyên suốt chương trình học ở Tiểu học. Điều này mang một ý nghĩa cấp thiết đối với học sinh lớp 5 - Đối tượng học sinh cuối cấp I vừa kế thừa vốn kiến thức về từ vựng tiếng Việt ở các lớp dưới, đồng thời được mở rộng thêm, hệ thống hóa, làm phong phú vốn từ nhằm trang bị một cách tương đối hành trang kiến thức cơ bản nhất về từ để học sinh tiếp tục học được ở các cấp học tiếp theo. Chính vì thế, việc nâng cao khả năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 được lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu cho đề tài.

    III. Phạm vi nghiên cứu :
    - Học sinh lớp 5 yếu chính tả và giỏi chính tả trong các năm gần đây thuộc Chương trình thay sách giái khoa.
    - Phương pháp dạy học chính tả của một số đồng nghiệp.
    - Kênh chữ trong các loại sách giáo khoa của học sinh lớp 5.
    IV. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
    - Vận dụng linh hoạt, các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn Chính tả.
    - Tích hợp dạy Chính tả với một số môn học khác.
    - Kích thích sự hứng thú khi học Chính tả của học sinh, tính ham tìm hiểu để biết nghĩa từ ngữ của các em qua một số cách làm phù hợp với tình hình lớp học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...