Tiểu Luận Một số biện pháp giúp học sinh học tốt mễn chính tả nghe -viết lớp 2

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II/ Đặt vấn đề:
    Việc giảng dạy theo nội dung và phương pháp đổi mới của sách giáo khoa mới lớp 2, tôi thấy rằng phân môn Chính tả là một trong những phân môn rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 2. Đòi hỏi rất cao đối với các em là viết đúng, đẹp và chính xác.Và nhất là chính tả nghe - viết, các em lại còn khó khăn hơn để đạt được yêu cầu theo quy định. Bởi vì học sinh ở học sinh lớp 1, phần lớn các em chỉ quen với Tập chép và có nghe viết nữa thì số lượng chữ ở lớp 1 rất ít, còn ở lớp 2 số lượng chữ viết nhiều hơn, nên các em viết sai rất nhiều. Mà đặc biệt là những tháng học ở đầu kì I .
    Nguyên nhân để dẫn đến học sinh viết sai lỗi nhiều: Đó là số lượng chữ viết quá nhiều so với ở lớp 1. Các mức độ rèn luyện chính tả ở lớp 2:
    + Chính tả đoạn bài: Nhìn viết ( Tập chép) hoặc nghe viết một bài hoặc một đoạn có độ dài trên dưới 50 chữ ( tiếng ).
    + Chính tả âm, vần: Luyện viết các từ có âm, vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ Quốc ngữ, hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Các em còn chưa đạt, quen dần về phần nghe - viết sai, có em mỏi tay viết theo tốc độ thời gian quy định không kịp. Các em còn chưa đựơc quen dần về phần nghe - viết dài.
    -Do học sinh thiếu cẩn thận, nghe là viết ngay, không đánh vần trước khi viết và dò lại hoặc là do chữ viết không rõ ràng. Không phân biệt được âm cuối: e, t, n, ng.
    Mới lên lớp 2 từ chữ viết còn đơn giản mà lớp có khoảng 40- 50% viết chính tả còn mắc từ 5-10 lỗi. Mà các chỉ tiêu cần đạt ở lớp 2 phải là: Viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/ 1 bài trên dưới 50 chữ. Đạt tốc độ viết khoảng 50 chữ/ 15 phút.
    III/Cơ sở lý luận:
    Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu môn tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung.
    Ở bậc tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí quan trọng. Bởi vì, giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho HS. Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các qui tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả; nói cách khác, giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả.
    Ngoài ra, phân môn Chính tả còn rèn cho HS một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt.
    Mục đích dạy môn chính tả là hình thành cho HS năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa là giúp HS hình thành các kĩ xảo chính tả. Vì vậy, mỗi GV muốn giảng dạy tốt phân môn Chính tả cần phải nắm kĩ nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực. Bởi vì các nguyên tắc này yêu cầu GV trước khi dạy cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của HS, từ đó chọn nội dung giảng dạy thích hợp ( nhất là đối với hình thức chính tả so sánh). Nguyên tắc này cũng lưu ý GV cần tăng cường sự linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng HS lớp mình dạy.Ở chừng mực nào đó, có thể lược bớt những nội dung giảng dạy trong SGK xét thấy không phù hợp với HS lớp mình dạy, đồng thời bổ sung những nội dung dạy cần thiết mà SGK chưa đề cập đến. Từ những yếu tố trên, qua giảng dạy nhiều năm về phân môn Chính tả bản thân đã thấy được việc học tập của HS lớp tôi đã có tiến bộ rõ nét, đó là các em ít mắc lỗi chính tả mà lại còn viết đúng, viết đẹp, trình bày cẩn thận trong một bài chính tả hoặc khi làm văn câu văn rõ ràng, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...