Một số biện pháp giúp giáo viên thiết kế và kiểm tra hiệu quả công cụ đánh giá kết quả học tập của h

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Đức Quang
    Đơn vị công tác: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
    Điện thoại: 39423753
    Thư ký đề tài: TS. Phan Thị Luyến; Thành viên: TS. Trần Luận; TS. Nguyễn Thị Hồng Vân
    Thời gian thực hiện: Từ 06/2010 đến 06/2011

    Mục tiêu nghiên cứu

    Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp giáo viên phổ thông nước ta hiểu sâu hơn về đánh giá trong giáo dục, (biết được các bước tiến hành đánh giá trong giáo dục, quy trình thiết kế công cụ đo lường, thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo kết quả .), từ đó có thể vận dụng để thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục phổ thông.

    Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu sơ bộ thực trạng việc thiết kế công cụ phục vụ việc đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nước ta, hiểu được khó khăn, nguyên nhân và hướng giải quyết.

    - Nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục, quy trình thiết kế công cụ đánh giá KQHT của học sinh (các bước tiến hành đánh giá, quy trình thiết kế công cụ đo lường, thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo kết quả, ) làm cơ sở lí luận đề xuất giải pháp.

    - Đề xuất các biện pháp nhằm giúp giáo viên nước ta hiểu sâu hơn về đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó có thể vận dụng trong biên soạn câu hỏi và thiết kế đề kiểm tra đáp ứng yêu cầu đặt ra.

    - Bước đầu thử nghiệm biện pháp đề xuất ở một số trường phổ thông (chủ yếu thông qua môn Toán).

    Phương pháp nghiên cứu

    Nghiên cứu lý luận; Điều tra, quan sát; Tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp chuyên gia; Thử nghiệm.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    - Đưa ra và làm rõ các khái niệm liên quan đến đánh giá trong giáo dục và làm sáng tỏ đánh giá trong giáo dục thường gồm ba khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định.

    - Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, về tác động và nguyên nhân của tình hình nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn.

    - Đưa ra các mục đích của đánh giá với từng đối tượng khác nhau:

    + Đối với học sinh: Tuyển chọn và phân loại; Xác định kết quả theo mục tiêu đề ra; Thúc đẩy học sinh;
    + Đối với giáo viên: Nắm vững hơn tình hình học sinh; Có thông tin phản hồi về dạy học; Tạo cơ sở điều chỉnh, cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học;
    + Đối với nhà trường và cơ sở đào tạo: Đánh giá việc thực hiện nội dung CT, các điều kiện đảm bảo, thực hiện nội quy, quy chế,
    + Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Đánh giá về dư luận xã hội về kết quả của toàn bộ hệ thống đào tạo; đánh giá công tác tổ chức, quản lý đào tạo.

    - Đề tài cũng đưa ra: Các chức năng của đánh giá; Các loại KQ học tập; Các loại hình đánh giá trong giáo dục hiện có ở nước ta; Các hình thức, phương pháp đánh giá trong giáo dục; Các vấn đề về công cụ đánh giá

    - Nêu lên quy trình chung xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh, bao gồm các bước: 1/Xác định mục tiêu của đề kiểm tra; 2/Xác định mục tiêu dạy học; 3/Thiết lập ma trận hai chiều;

    - Kỹ thuật biên soạn công cụ đánh giá hiện hành ở nước ta;

    - Đề tài cũng nêu lên tính hiệu quả của công cụ đánh giá, dựa vào: Độ giá trị và độ tin cậy. Để kiểm tra tính hiệu quả của một đề kiểm tra, các tác giả đã áp dụng thuyết đáp ứng câu hỏi, với hai tính chất đặc trưng đó là: Độ khó của câu hỏi và độ phân biệt.

    2/ Về thực tiễn

    Qua hồi cứu dữ liệu khảo sát của các đề tài đã có cùng với một điều tra nhỏ, với đối tượng là giáo viên trường phổ thông cơ sở thực nghiệm Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho thấy:

    - Quy trình đánh giá kết quả học tập: Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá thì quy trình mà giáo viên thực hiện thường theo 4 bước: Chọn nội dung là kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa; Thiết kế đề kiểm tra phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; Chấm bài kiểm tra; Xử lý thông tin.

    - Nội dung đánh giá: Qua phỏng vấn cho thấy hầu hết GV cho rằng lựa chọn nội dung đánh giá và mức độ cần đạt phải căn cứ trước hết vào chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông, tiếp theo là sách giáo khoa và mục tiêu dạy học như trong sách giáo viên.

    - Loại hình đánh giá: đánh giá thường xuyên ở cấp tiểu học thường với ba hình thức là kiểm tra miệng, nhận xét hàng ngày và kiểm tra khả năng thực hành; Đánh giá thường xuyên ở cấp THCS và THPT được diễn ra với các hình thức là : KT miệng, KT 15 phút và thực hành dưới 1 tiết.

    - Chất lượng đề kiểm tra thu thập ở một số địa phương (Yên Bái, Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Nai, ĐakLak) qua khảo sát cho thấy:

    + Nội dung các câu hỏi TNKQ trong đề kiểm tra thu thập được qua khảo sát về cơ bản đã bao quát được chương trình, ngoại trừ một số đề có số lượng câu quá ít, một số câu hỏi ở đề tự luận thì chưa đảm bảo tính toàn diện;
    + Nhìn chung các đề kiểm tra đã thu thập được qua khảo sát cho thấy chúng đã đảm bảo tính chính xác, khoa học;
    + Về cơ bản giáo viên đã nắm được những kỹ thuật biên soạn câu hỏi dạng TNKQ. Tuy nhiên, còn một số sai sót như: Phần dẫn chưa tường minh, phần lựa chọn có nhiều hơn một phương án đúng, một số phương án thì tính đúng, sai chưa rõ ràng
    + Nội dung các câu hỏi trong đề kiểm tra nhìn chung đã bám sát theo nội dung chương trình. Tuy nhiên có một số hạn chế: Có một số câu hỏi không đo chuẩn nào đã quy định; thường có mức độ cao hơn so với yêu cầu của chương trình,

    - Nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra 3 biện pháp giúp giáo viên thiết kế và kiểm tra hiệu quả công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh, đó là:

    + Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý; có hướng dẫn chỉ đạo thực hiện thích hợp
    + Biện pháp 2. Trang bị cho giáo viên kiến thức và kĩ thuật thiết kế và kiểm tra hiệu quả công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh
    + Biện pháp 3. Hướng dẫn triển khai

    3/ Một số khuyến nghị

    - Đổi mới công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh, với các giải pháp: Xây dựng chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục phổ thông, theo hướng tiêu chí hoá các yêu cầu cần đạt; Xây dựng các đề kiểm tra khác nhau; Xây dựng các hướng dẫn chấm; Giúp GV biết cách thiết lập và kiểm tra hiệu quả công cụ đánh giá; Hướng dẫn HS cách đánh giá;

    - Sử dụng kết quả đánh giá trong xây dựng và đánh giá chương trình giáo dục;

    - Tiếp cận đánh giá chương trình giáo dục.

    TỪ KHÓA: 1/ Đánh giá giáo dục; 2/Đánh giá kết quả học tập; 3/Trường phổ thông; 4/Công cụ đánh giá.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...