Tiểu Luận Một số biện pháp giáo dục tích cực xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
    II./ CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
    III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
    IV./ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 4

    V/ KẾT QUẢ 7
    VI/ KẾT LUẬN 7
    VII/ ĐỀ NGHỊ 7



    MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
    “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC ”


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực, biện pháp giáo dục ngày càng được nâng cao và sự huy động tham gia tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
    Các biện pháp giáo dục tích cực mang lại nhiều lợi ích mong muốn cuả học sinh, giúp các em có tâm trạng vui vẻ lúc ở nhà, tinh thần thoải mái khi đến trường học tập và vui chơi đạt kết quả tốt. Tinh thần thoải mái làm cho các em thân thiết với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp, vui vẻ, yêu thích đến trường và tích cực học tập.
    II./ CƠ SỞ LÍ LUẬN
    Trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế, chúng ta đang dần đến nền kinh tế tri thức , đó là nơi đòi hỏi học sinh cần có những kĩ năng tư duy bậc cao, tự tin phát triển năng lực của mình, từng bước sử dụng có hiệu quả công nghệ dạy học tiên tiến để đổi mới phương pháp dạy học, để yêu cầu trên đạt kết quả hiện thực cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây dựng mô hình đó là : “Trường học thân thiện - Lớp học thân thiện”.
    Phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực” phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy cô giáo phải thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá học sinh kết quả học tập và rèn luyện cuả học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm cuả nhà giáo. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực cuả học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo.
    Vì thế ta có thể nói: Để kết quả của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả thì các biện pháp giáo dục tích cực cần được quan tâm, cụ thể hóa; trong đó các biện pháp giáo dục tích cực để xây dựng mô hình lớp học thân thiện, trường thân thiện từ cơ sở là điều cần thực hiện.
    III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
    Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hóa của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” mà chúng ta đã tiến hành thực hiện trước đây, tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm mà còn là tạo điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc mình cần làm và tự làm . Dạy tốt không chỉ có các thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước.
    Các biện pháp giáo dục trước đây đã cho thấy những mặt hạn chế là chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú học tập cho học sinh.Qua ba năm 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, ngay từ đầu đợt phát động, cùng những kinh nghiệm được tích lũy qua phong trào “ dạy tốt học tốt” trước đây, tôi đã có thêm hành trang tự tin để chỉ đạo đổi mới dạy học áp dụng các biện pháp tích cực nhằm tạo mô hình lớp học thân thiện ở trường tôi, phát huy cao nhất khả năng tích cực, chủ động và vốn sống của học sinh.
    Thực trạng tại Trường tôi là một trường có nhiều khó khăn như điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu, các em học sinh của địa phương đặc thù là vùng thuần nông điều kiện kinh tế khó khăn cho nên còn nhiều hạn chế về tinh thần , vật chất vì vậy người giáo viên cần phải chủ động, sáng toạ tìm các biện pháp tích cực để giúp đỡ các em có được sự tự tin về bản thân, sự hứng thú chủ động trong học giúp các em từng bước hoàn thiện để phát triển những kĩ năng cần thiết mà xã hội yêu cầu. Từ đó, tôi đã chủ động, mạnh dạn đề ra những biện pháp tích cực để xây dựng hình thành mô hình thân thiện-tích cực trong trường học vào thực tế trong quá trình giảng dạy.
    IV./ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
    1. Nội dung
    * Xây dựng môi trường ,trường học thân thiện: bảo đảm các lớp học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. Học sinh tích cực tham gia tạocảnh quan lớp học, giữ gìn vệ sinh lớp học và cá nhân.
    * Giảng dạy tích cực: Các thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Hiệu quả dạy và học ngày càng cao.
    * Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm và kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống bằng trò chơi học tập tích cực.
    * Hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt tập thể lớp thân thiện.
    * Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và anh hùng cách mạng
    2/ Những giải pháp
    a) Xây dựng môi trường lớp học thân thiện:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...