Thạc Sĩ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm
    nền tảng ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Chính trẻ em hôm nay sẽ là
    những nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phồn thịnh và văn minh của một quốc gia
    sau này. Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là
    vô cùng quan trọng.
    Xã hội hiện đại luôn vận động và phát triển không ngừng, song song với sự
    phát triển đó cuộc sống con người luôn nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp, những thách
    thức đòi hỏi mỗi người phải có năng lực để ứng phó và vượt qua. Nếu không có năng
    lực, kinh nghiệm và hành động theo cảm tính thì rất dể gặp rủi ro.
    Nhằm giúp mỗi cá nhân có thể quyết định, hành động và ứng xử một cách có
    hiệu quả, thích nghi được với mọi hoàn cảnh, tránh được những hậu quả xấu, thì việc
    tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cho mỗi con
    người là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
    Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc GDKNS đã được đưa vào mọi cấp
    học từ mầm non, tiểu học, trung học, trung học phổ thông đến đại học. Tuy nhiên,
    được đông đảo mọi người quan tâm nhất vẫn là việc GDKNS cho trẻ ở lứa tuổi mầm
    non. Bởi việc hình thành kĩ năng sống (KNS) cho trẻ bắt đầu ở giai đoạn 7-8 năm đầu
    tiên của cuộc đời con người.
    Trẻ em như búp trên cành
    Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan
    Bởi vậy, các em luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ chu đáo của bố
    mẹ, ông bà và mọi người xung quanh và ít khi được va chạm, cọ xát với thực tế. Trong
    khi đó, ít ai biết rằng chính sự bao bọc, chở che, quan tâm quá mức đó đã làm cho trẻ
    thiếu hiểu biết về thực tế của cuộc sống, thiếu những kĩ năng sống cơ bản, không biết
    tự bảo vệ mình, chăm sóc bản thân, từ những việc đơn giản như: chải tóc, đánh răng,
    mặc quần áo . trẻ cũng hoàn toàn ỉ lại và phụ thuộc vào bố mẹ, cô giáo và những
    người xung quanh, gặp những tình huống hết sức đơn giản trẻ củng không tự mình xử
    lý được.
    Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ được trang bị kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm,
    để không bị bở ngỡ khi gia nhập vào xã hội và từ đó giúp trẻ sống thân thiện với mọi
    người, đồng thời trẻ có khả năng xử lý các tình huống, hoàn cảnh bất cập trong cuộc
    sống, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển cân đối và hài hòa hơn.
    Trong chương trình giáo dục mầm non (GDMN), nội dung GDKNS đối với lứa
    tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi, đã được đưa vào theo hướng tích hợp, lồng ghép
    các chủ đề, nhằm hướng đến hình thành ở trẻ một số kĩ năng như: Kĩ năng tự phục vụ,
    kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm . thông qua quá trình này trẻ
    được trải nghiệm, khám phá, tiếp cận với thế giới xung quanh theo phương châm “Học
    mà chơi, chơi mà học”, góp phần nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh,
    trên cơ sở đó hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường xung quanh (MTXQ) chính
    là cuộc sống của trẻ, ở đó trẻ sống, vui chơi, học tập và lao động. Chính qua hoạt động
    này ta có thể giáo dục cho trẻ những KNS một cách khoa học và có hệ thống.
    Tuy nhiên, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay
    vẫn chưa được thực sự chú trọng. Nội dung GDKNS chưa đầy đủ, nặng về kiến thức lý
    thuyết, chỉ tập trung vào các hoạt động ngoài giờ học như: ăn, vệ sinh chưa thực sự
    chú ý tích hợp vào xây dựng một hoạt động mang tính đặc thù giáo dục kĩ năng sống,
    2
    đặc biệt là HĐ KPMTXQ (Hoạt động khám phá môi trường xung quanh). Mặt khác,
    điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế, do đó việc tổ chức giáo dục kĩ
    năng sống cho trẻ thông qua HĐ KPMTXQ để góp phần giúp trẻ hình thành được
    những kĩ năng sống là việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng
    tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
    5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh” làm
    hướng nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu một số biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
    thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Qúa trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
    thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6
    tuổi ở trường mầm non.
    4. Giả thuyết khoa học
    Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm
    non, nếu giáo viên sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt sáng tạo nhằm tổ chức
    các hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh một cách có hiệu quả thì
    sẽ phát triển được kĩ năng sống cho trẻ, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
    - Xây dựng cơ sở lý luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6
    tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
    5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh ở trường
    mầm non.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ
    năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi
    trường xung quanh ở trường mầm non và thử nghiệm biện pháp phù hợp nhằm nâng
    cao kĩ năng sống cho trẻ.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
    3
    Nghiên cứu trên 60 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và 20 giáo viên ở trường Mầm non
    Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình.
    6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
    - Nghiên cứu việc giáo dục kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và biểu hiện
    của các kĩ năng đó thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
    ở Trường Mầm non Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình.
    6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
    Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/ 2014 – 05/ 2015.
    7. Phương pháp nghiên cứu khoa học
    Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau:
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phân hóa lý thuyết về vấn đề giáo
    dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về
    môi trường xung quanh, để làm cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Sử dụng phương pháp quan sát
    - Quan sát biểu hiện bên ngoài của các kĩ năng sống khi trẻ tham gia vào các
    hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
    - Dự giờ, quan sát và đánh giá các kĩ năng mà giáo viên Mầm non cho trẻ
    thực hiện.
    7.2.2. Phương pháp đàm thoại
    - Trao đổi với giáo viên về các hoạt động nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
    mẫu giáo trong hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
    - Trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua các hoạt động hàng ngày để tìm hiểu
    mức độ giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các hoạt động giáo dục nói chung và trong
    hoạt động khám phá khoa học nói riêng.
    7.2.3. Phương pháp điều tra anket
    - Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong
    hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh ở trường Mầm non, từ đó
    đánh giá thực trạng và làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, lựa chọn các biện pháp
    để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
    7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    4
    - Dự giờ, trao đổi với các giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm quý báu
    của các nhà chuyên môn về các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để đưa ra kết
    luận chính xác và khoa học, rút ra bài học cho bản thân.
    7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
    - Nghiên cứu giáo án và giờ dạy của giáo viên nhằm tìm hiểu việc tổ chức giáo
    dục kĩ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay.
    - Nghiên cứu các sản phẩm của trẻ (các bài tập, các hạt động khác nhau) nhằm
    biết được mức độ hình thành kĩ năng sống của trẻ.
    7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    - Bước đầu thử nghiệm các biện pháp đã lựa chọn, nhằm đánh giá hiệu quả thực
    tiễn của các biện pháp đó đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
    thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
    7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
    - Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để kiểm
    tra độ tin cậy của đề tài.
    8. Những đóng góp của đề tài
    - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về việc giáo dục kĩ năng sống
    cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
    - Xác định được thực trạng của việc tổ chức giáo dục nhằm hình thành kĩ năng
    sống cho trẻ.
    - Nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp nhằm giáo dục các kĩ năng sống
    cho trẻ.
    9. Cấu trúc của một khóa luận
    Khóa luận gồm có 3 phần:
    Phần 1: Mở đầu
    Phần 2: Nội dung
    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông
    qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
    Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
    động khám phá môi trường xung quanh
    5
    Chương 3: Xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
    thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh và bước đầu thử nghiệm sư
    phạm
    Phần 3: Kết luận và kiến nghị
     
Đang tải...