Luận Văn Một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử Việt Nam ( Lớp 7 – THCS ). Họ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài

    Sự nghiệp đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò vô cùng quan trọng, cấp thiết, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại nghị quyết, Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần IV khoá 7 chỉ rõ: "Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học . áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

    Định hướng này đã được pháp chế hoá tại điều 24-2 Luật Giáo dục:"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

    Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các môn học, thì việc đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn lịch sử cũng được đặc biệt quan tâm. Sự đổi mới không chỉ thể hiện ở việc thay đổi chương trình, SGK nhằm đáp ứng tính toàn diện, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh hiện nay mà còn đi sâu vào việc đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm đạt hiệu quả, chất lượng trong dạy và học lịch sử. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra, đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học,và ngược lại đổi mới phương pháp dạy học thì cũng phải đổi mới kiểm tra, đánh giá.

    Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình dạy học. Giáo viên nhất thiết phải có nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá thì dạy học mới có hiệu quả cao. Bởi qua kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên có những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp các em học tập ngày càng tiến bộ hơn.

    Việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở Trường THCS nói chung và dạy học lịch sử lớp 7 nói riêng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc dạy học như vậy, nhưng một thực trạng thường thấy ở các trường phổ thông hiện nay là, nhiều học sinh chưa hiểu rõ vị trí , tầm quan trọng của bộ môn lịch sử trong nhà trường; các em chưa chú ý nghe giảng, chưa có ý thức học tập bộ môn một cách tích cực, thậm chí còn có thái độ coi như môn phụ nên không thật sự chú ý học, ngại học môn lịch sử. Hơn nữa một bộ phận giáo viên cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử nên từ đó yêu cầu với học sinh, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cùng rất đại khái; câu hỏi kiểm tra, đánh giá chủ yếu là yêu cầu học sinh học thuộc lòng ở sách giáo khoa hoặc vở ghi. Nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện, thiếu khách quan, chưa thể hiện được sự dân chủ, chưa phát huy tính tích cực, tư duy, chủ động của học sinh khi học lịch sử nên kết quả dạy học chưa cao.

    Trước đây, quan niệm về kiểm tra đánh giá là giáo viên giữ độc quyền về kiểm tra, đánh giá, học sinh là đối tượng được kiểm tra, đánh giá. Ngày nay, trong dạy học, người ta coi trọng chủ thể tích cực, chủ động của học sinh. Theo hướng phát triển đó, việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo của học sinh trước các vấn đề của đời sống, gia đình và cộng đồng. Muốn vậy phải có những phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp. Các hình thức, phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá rất phong phú nhưng đều xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình sách giáo khoa, trình độ học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá phản ánh kết quả học tập của học sinh. Kết quả của công việc này như thế nào phụ thuộc nhiều vào sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của giáo viên trong việc chọn nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá.

    Xuất phát từ những lý do trên tôi nhận thấy: Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là rất quan trọng và cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Đó là những trăn trở và lí do để tôi chọn đề tài: Một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử Việt Nam ( Lớp 7 – THCS ).

    2. Lịch sử vấn đề

    Việc kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đó là một yêu cầu khách quan đối với việc phát triển lí luận dạy học nói chung cũng như phương pháp dạy học lich sử nói riêng. Kiểm tra, đánh giá được xem là công cụ quan trọng chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người Việt Nam theo mục tiêu giáo dục.

    Thấy được tầm quan trọng đó nên từ những năm 90 của thế kỉ XX đã có rất nhiều những nhà giáo dục tâm huyết Việt Nam nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra, đánh giá nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử .Sau đây là một số tài liệu tôi đã tham khảo để viết đề tài này:

    1. Phương pháp dạy học lịch sử tập II của các tác giả: GS -TS Phan Ngọc Liên; PGS – TS Trịnh Đình Tùng; PGS – TS Nguyễn Thị Côi.

    2. Những vấn đề chung và đổi mới giáo dục THCS môn Lịch sử do Nguyễn Hải Châu và Nguyễn Xuân Trường biên soạn.

    3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử THCS của các tác giả: Vũ Ngọc Anh, Nguyễn hữu Chí, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Văn Đằng.

    4. Vở bài tập lịch sử 7 của các tác giả: Trương Hữu Quýnh ( chủ biên), Bùi Tuyết Hương – Nguyễn Hồng Liên – Nghiêm Đình Vỳ.

    5. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn lịch sử của các tác giả: Nguyễn Thị Côi - Trần Bá Đệ – Nguyễn Tiến Hỷ - Đặng Thanh Toán – Trịnh Đình Tùng.

    6. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông do: GS.TS Phan Ngọc Liên ( Chủ biên).

    7. Sách giáo khoa lịch sử 7: Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên), Nghiêm Đình Vỳ ( Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Phan Quang.

    8. Sách giáo viên lịch sử 7: Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên), Nguyễn Cảnh Minh ( chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Văn Đằng, Nguyễn Phan Quang, Nghiêm Đình Vỳ.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đề tài: Một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử Việt Nam ( Lớp 7 – THCS ). Học sinh lớp 7A, 7B Trường THCS Chuyên ngoại- xã Chuyên Ngoại – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.

    - Phạm vi nghiên cứu : Phần lịch sử Việt Nam lớp 7- THCS.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...