Tiểu Luận Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường THCS Ni

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:

    Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (01/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, được cụ thể hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, điều 28.2, đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, học tập cho học sinh”. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học môn lịch sử nói riêng là hướng hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, chống lại lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động.

    Như chúng ta đã biết môn Lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu giành nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng với sự phát triển hợp quy luật của tương lai.

    Nhưng những nhận thức, quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của khoa học Lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp nghiên cứu, học tập không đúng làm giảm sút chất lượng của bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai hoăc nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường học.

    Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng . Vì vậy việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực, bối dưỡng, rèn luyện, phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.

    Qua nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử lớp 9 ở Trường Trung học cơ sở Ninh Điền, đặc biệt là từ khi thực hiện thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học, tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lý luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi vì đối tượng là học sinh lớp 9 thì về mặt thể chất cũng như tinh thần, sự nhận thức, năng lực tư duy của các em đã phát triển ở mức độ cao hơn các em ở khối dưới. Nhờ được khơi dậy đúng mức tính tích cực, chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào bậc Trung học phổ thông, nơi mà các em sẽ phải có năng lực tư duy và ý thức tự học cao hơn. Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đế tài: “Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở Ninh Điền”

    Với mục đích là góp một phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 9 nói riêng ở Trường THCS, nơi tôi đang giảng dạy, đồng thời cũng là để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các thầy cô giáo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học



    2. Đối tượng nghiên cứu:

    Học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Ninh Điền


    3. Phạm vi nghiên cứu:

    Đế tài xoay quanh việc nghiên cứu: “Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở Ninh Điền”


    4. Phương pháp nghiên cứu:

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học

    - Phương pháp điều tra, khảo sát

    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hành, thực nghiệm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...