Tiểu Luận Một số biện pháp để giảng dạy tích hợp giáo dục dân số trong bộ môn Địa lý

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I/ Phần mở đầu
    1-Lý do chon đề tài Trang 2
    2- Mục đích nghiên cứu . Trang 3
    3- Đối tượng phạm vi nghiên cứu Trang 3
    4- Nhiệm vụ nghiên cứu . Trang 4
    5- Phương pháp nghiên cứu . Trang 4
    6- Nội dung của đề tài . Trang 4
    II/ Nội dung đề tài Chương 1 : Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 1- Cơ sở pháp lý . Trang 4
    2- Cơ sở lý luận Trang 5
    3- Cơ sở thực tiễn . Trang 5
    Chương 2 : Thực trạng của đề tài nghiên cứu
    1- Khái quát phạm vi . Trang 5
    2- Thực trạng của đề tài nghiên cứu . Trang 5
    3- Nguyên nhân của thực trạng Trang 5
    Chương 3 :Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện
    1- Cơ sở đề xuất giải pháp . Trang6
    2- Các giai pháp chủ yếu . Trang 6
    3- Tổ chức triển khai thực hiện Trang 9
    III/ Kết luận và khuyến nghị Trang 10
    Phần đánh giá của hội đồng khoa học . Trang 11
    Danh mục tài liệu tham khảo . Trang 12






    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    Tên đề tài :
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢNG DẠY TÍCH HỢP
    GIÁO DỤC DÂN SỐ TRONG BỘ MÔN ĐỊA LÝ
    I/ PHẦN MỞ ĐẦU :
    1.Lí do chọn đề tài :
    Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
    Về bản chất, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính liên ngành, bao gồm một hệ thống những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp lại trên cơ sở thành tựu của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại. Người ta gọi đây là một hệ thống tri thức khoa học tích hợp ( kết hợp lại với nhau, hòa nhập vào nhau, lồng ghép vào nhau ).
    Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
    Tích hợp trong xây dựng nội dung môn học là sự kết hợp, tổ chức các nội dung từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau( theo cách hiểu truyền thống về các môn học từ vài trăm năm nay) thành những môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung mới, cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học.
    Các ngành khoa học đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách tự giác. Cũng chính do đặc điểm đó mà giáo dục dân số được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý, nhưng chủ yếu là môn Địa lý.
    Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài : Một số biện pháp để giảng dạy tích hợp giáo dục dân số trong bộ môn Địa lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...