Luận Văn một số biện pháp để dạy trẻ trong môn học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục


    Phần I: Phần mở đầu

    II: Chọn đề tài

    III: Lịch sử vấn đề

    IV: Mục đích nghiên cứu

    V: Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    IV: Giả thuyết khoa học

    VII: Phương pháp nghiên cứu

    VIII : Giới hạn phạm vi nghiên cứu


    Phần II : Nội dung nghiên cứu

    ChươngI : Cơ sở lý luận của đề tài

    I : Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo liên quan đến việc tiếp nhận

    thần thoại và khả năng kể lại chuyện sáng tạo ở trẻ

    II : Cơ sở giáo dục học mẫu giáo

    III : Cơ sở ngữ văn ( Truyện thần thoại)

    Chương II : Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại truyện ở trường

    Mầm non Hạ Long.

    I : Khái quát về quá trình điều tra thực trạng dạy trẻ kể lại chuyện

    ở lớp mẫu giáo lớn

    II : Phân tích kết quả điều tra

    III : Kết quả điều tra

    Chương III: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện

    thần thoại 1 cách sáng tạo.

    I : Quan niệm về hoạt động sáng tạo và kể lại truyện thần thoại

    một cách sáng tạo

    II : Một số biện pháp dạy trẻ kể lại truyện thần thoại dân gian

    có sáng tạo

    Chương IV : Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

    I : Thực nghiệm

    II : Phân tích kết quả thực nghiệm



    PhầnIII : Kết luận

    Tài liệu tham khảo








    LỜI CẢM ƠN



    Để hoàn thành bài tập - công trình nghiên cứu khoa học đầu tay này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Đinh Hồng Thái cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa giáo dục mầm non Trường đại học sư phạm Hà Nội.

    Sự giúp đỡ của các cô giáo trường mầm non Hạ Long tác phẩm Hạ Long- Quảng Ninh đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thực nghiệm .

    Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa giáo dục mầm non . Đặc biệt là thầy Đinh Hồng Thái đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này

    Xin chân thành cảm ơn các cô giáo và các cháu mẫu giáo trường mầm non Hạ Long





















    PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU


    I / Lý do chọn đề tài:

    1. Cơ sở lý luận: Văn học là một môn nghệ thuật không thể thiếu được đối với trẻ em, nhất là trong chương trình giáo dục mầm non . Trong công tác giáo dục việc sử dụng phương tiện văn học ngày càng được coi trọng. Vì nó đem đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, các tác phẩm văn học nó đem lại và mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích sự chú ý đến con người, nó nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng sán tạo nghệ thuật và làm cho vốn ngôn ngữ của trẻ được chau chuốt có cấu trúc ngữ pháp đúng. Do vậy trong hoạt động dạy phải xác định được mục đích cụ thể của tiết học để có phương pháp , biện pháp dạy cho hợp lý, phát triển tư duy sáng tạo, tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ.

    Hình tượng văn học nghệ thuật có tác dụng tích cực đến việc giáo dục đạo đức, nhân phẩm của trẻ ngay tư tuổi ấu thơ và tạo tiền đề cho việc hònh thành nhân cách con người, nhất là trong thời đại mới. Để góp phần thực hiệnyêu cầu về việc dạy trẻ kể lại truyện thần thoại một cách sáng tạo là một trong những nhiệm vụ của trường mầm non. Nó không những giúp trẻ kỹ năng kể chuyện mà còn kích thích ở trẻ hứng thú “ đọc” truyện và nguyện vọng độc lập sáng tạo trong tiếp nhận văn học. Nó gợi lên trong lòng trẻ những rung cảm lành mạnh, từ đó hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Việc dạy trẻ kể lại truyện thần thoại có sáng tạo sẽ gây thái độ sáng tạo ngôn ngữ ở trẻ. Trên cơ sở đó trẻ say mê sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật.

    2: Cơ sở thực tiễn

    Trong những năm tháng dạy trẻ và luôn được dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Nhưng phạm vi tiếp xúc của trẻ còn hạn chế do một số trẻ chưa qua lớp 3-4 tuổi, dẫn đến sự hiểu biết của trẻ còn nghèo nàn, cuộc sống của trẻ còn nhiều điều mới lạ mà việc giúp cho trẻ kể lại chuyện giúp cung cấp cho trẻ những nội dung kiến thức đơn giản trong trường mầm non việc dạy trẻ kể lại chuyện đã được thực hiện nhưng chưa sâu sắc. Vì trẻ mới kể lại như thuộc một câu truyện mà chưa có sự sáng tạp trong khi kể. Vậy nó đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động sáng tạo của cô giáo. Trước hết cô phải là người kể sáng tạo dựa trên những cơ sở khoa học, những biện pháp cụ thể đẻ dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo.

    Vậy để nâng caochất lượng giáo dục trong việc dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo. Tôi muốn đưa ra một số biện pháp để dạy trẻ trong môn học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” đạt kết quả.

    II/: Lịch sử vấn đề:

    vấn đề dạy khi trẻ kể lại truyện đã được các nhà nghiên cứu nhiều nước quan tâm. Nhưng đối với Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm sâu sắc. Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi mới được tiếp xúc với một số công trình như :

    1. “ Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ” Tác giả

    M-KBOGOLIUPKAIA SEPTSENKÔ: Lê Đức Mẫn dịch NXBGD năm

    1976.

    2. “ Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” của Nguyễn Thu Thủy năm1986

    3. “ Tiếng Việt Văn học và phương pháp giáo dục “ của Lương Kim Nga-Nguyễn Thị Thuận- Nguyễn Thu Thủy năm 1988.

    4. “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học “ của Hà Nguyễn Kim Giang” năm 2002.

    5. “ Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ” của Hà Nguyễn Kim Giang năm 2002.

    Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề vị trí văn học trong việc giáo dục,các phương pháp đọc thơ kể truyện, các tác phẩm chọn làm mẫu trong đó có những cuốn sách nói về phương pháp , biện pháp , thủ thuật dạy trẻ kể lại chuyện.

    Trong các công trình nói trên các tác giả đã thấy được vai trò của văn học đối với việc giáo dục trẻ mẫu giáo và đã quan tâm đến việc phát triển trí tuệ, tới khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ nhưng chỉ là thể loại truyện cổ tích .

    Với vấn đề này trên cơ sở tiếp thunhững thành tựu, ý kiến của công trình nói trên. Tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ là bước đầu hệ thống hóa và đưa ra một số biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện thần thoại có sáng tạo dựu trên những phương pháp chung cơ bản cho
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...