Tiểu Luận Một số biện pháp để dạy tốt môn làm quen văn học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1. Lý do chọn đề tài
    Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu.
    Bác Hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành
    Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
    Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ ngây thơ, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
    Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh . sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt hấp dẫn ở lứa tuổi 24-36 tháng, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật ngành từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hoà trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà . và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.
    Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trể biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu càu đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn . và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ, nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói day, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Đó là những đặc điểm chiếm ưu thế của văn hoá nhưng khai thác cho hết đặc tính của nó thì tôi đang gặp nhiều hạn chế.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Tỡm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Gia Tường huyện Nho Quan.
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận của hoạt động tạo hỡnh cú liờn quan đến đề tài, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
    - Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Gia Tường huyện Nho Quan.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Gia Tường huyện Nho Quan.
    4. Phạm vi nghiờn cứu:
    Đề tài này nghiên một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở khu A trường mầm non Gia Tường huyện Nho Quan.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    a, Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Thu thập thông tin, đọc, phân tích tài liệu, những vấn đề có liên quan, để xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài.
    b, Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    * Phương pháp quan sát
    Quan sỏt tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Gia Tường huyện Nho Quan.

    * Phương pháp đàm thoại , trũ chuyện
    Tiến hành trũ chuyờn, đàm thoại trực tiếp với giáo viên, với trẻ nhằm tìm hiểu một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Gia Tường huyện Nho
    II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
    1. Cơ sở lý luận:
    - Trẻ đang lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, trẻ đang còn tư duy trực quan hành động. Qua các mô hình màu sắc sặc sỡ, qua các mẫu chuyện dễ nhớ các nhân vật, với đặc điểm dễ nhớ mau quên, cũng có một số trẻ đã xuất hiện thao tác tư duy như: So sánh phân tích, thích cái đẹp, ghét cái ác . giúp trẻ hình thành ý thức tìm những dấu hiệu giống và khác nhau của đối tượng.
    - Với những đặc điểm như thế bên cạnh đó còn có những cháu yếu, trở trời lại nghỉ học, đi học không chuyên cần, ngôn ngữ của trẻ anh hưởng bởi ngôn ngữ địa phương, diễn cảm chưa rõ ràng, còn nói ngọng, nói thiếu chủ vị, trẻ chưa biết thể hiện tình cảm với mọi người, khi giao tiếp trẻ còn nhút nhát chưa chủ động .
    - Từ những tầm quan trọng trên tôi thấy cần phải giúp trẻ yêu thích và rung động trước những tác phẩm văn học, trẻ thích nghe cô kể chuyện, thích nghe cô đọc chuyện. Để bộc lộ tình cảm của mình trước một tác phẩm, tạo cho trẻ thói quen thích làm quen với chuyện.
    Xác định được như vậy nên trong quá trình giảng dạy tôi thường trăn trở, phải làm gì? làm như thế nào? để tổ chức hiệu quả một tiết kể chuyện đem lại sự thành công giúp trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, cảm thụ được cái tốt đẹp trong từng nội dung câu chuyện.
    Sau những năm đứng lớp tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tôi vẫn mạnh dạn viết ra những gì đã đúc rút được để có sự nhận xét góp ý và tham gia của đồng nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...