Thạc Sĩ Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm


    Luận văn dài 123 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của con người. Trong hoạt động của mình, con người phải giao lưu bằng ngôn ngữ với mục đích phối hợp hành động, trao đổi tư tưởng. Không trao đổi bằng ngôn ngữ người ta không thể tổ chức được hoạt động cần thiết để tạo ra của cải vật chất. Không có ngôn ngữ không thể có sản xuất xã hội, và tức là xã hội không thể tồn tại được.
    Bác Hồ đã dạy: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó" [33].
    Đối với trẻ em ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách. E.I.Chikhiêva, nhà giáo dục Nga nổi tiếng xem xét công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo, là tiền đề cho mọi sự thành công khác. E.I.Chikhiêva khẳng: "Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng văn hóa của dân tộc, của nhân loại. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, từ khi các cháu chưa cắp sách đến trường" [9].
    Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc dạy học và giáo dục theo một chương trình khoa học với những biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức mà trẻ cần biết về thế giới xung quanh, về các năng lực phát triển trí tuệ và ngôn ngữ của trẻ.
    Hiện nay, ngành học mầm non đang thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi. Phát triển ngôn ngữ là một trong bốn mục tiêu quan trọng của chương trình.Thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ đòi hỏi giáo viên phải biết tích hợp, lồng ghép các hoạt động phát triển ngôn ngữ vào nội dung các môn học được thực hiện theo chủ điểm. Khi tổ chức hoạt động chung có mục đích học tập có thể phối hợp nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới nhiều hình thức như: trò chuyện, chơi phân vai, kể chuyện . Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên phải luôn khuyến khích trẻ biết sử dụng những hiểu biết và kinh nghiệm đã có vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
    Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm: dạy trẻ phát âm chuẩn, đúng chính âm; phát triển vốn từ cho trẻ; dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Trong đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trẻ em có thể giao tiếp bằng từ, bằng câu nhưng chỉ nhờ có ngôn ngữ mạch lạc trẻ em mới có thể giao tiếp một cách có kết quả, có hiệu quả cao nhất. Ngôn ngữ mạch lạc giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh, phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy lôgic, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, học tập và chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông.
    Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ có nhiều phương pháp, nhiều hình thức khác nhau, trong đó kể chuyện là một hoạt động thích hợp cho việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc,đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại của trẻ, nhưng phải dày công luyện tập mới có thể đạt được.
    Ngay từ rất sớm, trẻ em đã rất thích được nghe kể chuyện và được kể lại những điều mắt thấy tai nghe. Hình thức kể chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tương đối toàn diện: mở rộng và tích cực hóa vốn từ, rèn luyện cách xây dựng câu theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Có nhiều hình thức kể chuyện, kể chuyện theo kinh nghiệm là hình thức phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
    Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển lời nói cho trẻ. Trẻ học sử dụng kinh nghiệm sống của mình, truyền đạt nó trong một câu chuyện mạch lạc, hình thành kỹ năng bày tỏ thứ tự dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ của mình. Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm là một trong những hình thức để thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ. Kinh nghiệm trẻ có được trở thành ngôn ngữ gắn với cuộc sống. Vì vậy dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm là vấn đề cần được quan tâm.
    Giai đoạn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là giai đoạn bản lề để chuẩn bị cho trẻ tới trường tiểu học, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời trẻ.Trước ngưỡng cửa bước ngoặt đó, trẻ cần phải được chuẩn bị chu đáo và toàn diện để đảm bảo cho sự "chín muồi" khi đến trường. Hiện nay sự chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp 1 ở các gia đình và trường mầm non chủ yếu là chuẩn bị về trí tuệ và dạy trước chương trình lớp 1 (trẻ học đọc, học viết, học tính toán .). Sự chuẩn bị ngôn ngữ chưa được quan tâm thích đáng. Vì vậy việc dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển ngôn ngữ mạch lạc nói riêng là vấn đề cấp thiết.
    Với những lý do trên tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm" để nghiên cứu, người viết mong muốn được góp một tiếng nói nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ và góp phần vào sự nghiệp giáo dục.
    MỤC LỤC




    Trang

    Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt


    Danh mục các bảng, biểu đồ


    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
    9
    1.1.
    Cơ sở sinh lý học, tâm lý học và giáo dục học
    9
    1.1.1.
    Cơ sở sinh lý
    9
    1.1.2.
    Cơ sở tâm lý
    11
    1.1.3.
    Cơ sở giáo dục học
    15
    1.2.
    Một số vấn đề lý luận ngôn ngữ
    19
    1.2.1.
    Khái niệm ngôn ngữ
    19
    1.2.2.
    Ngôn ngữ và lời nói
    21
    1.2.3.
    Tư duy và ngôn ngữ
    23
    1.2.4.
    Ngôn ngữ mạch lạc
    28
    1.3.
    Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
    30
    1.3.1.
    Hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
    30
    1.3.2.
    Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
    33
    1.3.3.
    Kể chuyện theo kinh nghiệm - con đường phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
    40

    Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
    45
    2.1.
    Điều tra thực trạng
    45
    2.1.1.
    Mục đích điều tra thực trạng
    45
    2.1.2.
    Nội dung điều tra
    45
    2.1.3.
    Đối tượng điều tra
    45
    2.1.4.
    Địa bàn điều tra
    46
    2.1.5.
    Thời gian điều tra
    46
    2.1.6.
    Phương pháp điều tra
    46
    2.2.
    Phân tích kết quả điều tra thực trạng
    48
    2.2.1.
    Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
    48
    2.2.2.
    Thực trạng giáo án hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện
    55
    2.2.3.
    Thực trạng tổ chức tiết học dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm
    56
    2.2.4.
    Thực trạng mức độ ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
    57
    2.3.
    Kết luận chung về kết quả điều tra thực trạng
    65

    Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM
    67
    3.1.
    Một số bịên pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm
    67
    3.1.1.
    Khái niệm về biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm
    67
    3.1.2.
    Các nguyên tắc xây dựng biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm
    68
    3.1.3.
    Các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm
    69
    3.2.
    Thực nghiệm
    76
    3.2.1.
    Mục đích
    76
    3.2.2.
    Đối tượng và thời gian thực nghiệm
    76
    3.2.3.
    Mẫu thực nghiệm
    76
    3.2.4.
    Nội dung thực nghiệm
    79
    3.2.5.
    Tiêu chí đánh giá
    79
    3.2.6.
    Tiến trình thực nghiệm
    80
    3.3.
    Phân tích kết quả thực nghiệm
    87
    3.3.1.
    Phân tích kết quả thực nghiệm ở trường Mầm non Hoa Hồng - Cầu Giấy
    89
    3.3.2.
    Phân tích kết quả thực nghiệm ở trường Mầm non Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội
    97
    3.3.3.
    So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Hồng - Cầu Giấy và trường Mầm non Xuân Đỉnh sau thực nghiệm
    105

    KẾT LUẬN
    109

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    112

    PHỤ LỤC
    116


    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Số hiệu bảng
    Tên bảng
    Trang
    2.1
    Quan niệm của giáo viên về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo và kể chuyện theo kinh nghiệm
    50
    2.2
    Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm
    51
    2.3
    Các biện pháp giáo viên sử dụng khi dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm
    53
    2.4
    Mức độ ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi đánh giá theo từng tiêu chí
    59
    2.5
    Đánh giá chung về mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ
    64
    3.1
    Kết quả đo đầu tại 2 trường mầm non Hoa Hồng - Cầu Giấy và Xuân Đỉnh
    78
    3.2
    Kết quả sau thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đánh giá theo các tiêu chí
    89
    3.3
    Kết quả cho điểm và xếp loại của hai lớp thực nghiệm và đối chứng trường Mầm non Hoa Hồng - Cầu Giấy
    91
    3.4
    Kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau thực nghiệm ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trường Mầm non Hoa Hồng - Cầu Giấy
    94
    3.5
    Kết quả sau thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trường Mầm non Xuân Đỉnh đánh giá theo các tiêu chí
    97
    3.6
    Kết quả cho điểm và xếp loại của hai lớp thực nghiệm và đối chứng trường Mầm non Xuân Đỉnh - Từ Liêm sau thực nghiệm
    99
    3.7
    Kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và đối chứng trường Mầm non Xuân Đỉnh
    102
    3.8
    Mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của của trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Hồng - Cầu Giấy và trường Mầm non Xuân Đỉnh
    105
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Số hiệu biểu đồ
    Tên biểu đồ
    Trang
    1
    So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ thông qua kể chuyện theo kinh nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trường Mầm non Hoa Hồng
    94
    2
    So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc lớp thực nghiệm trường Mầm non Hoa Hồng - Cầu Giấy giữa trước và sau thực nghiệm
    95
    3
    So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc lớp đối chứng trường Mầm non Hoa Hồng - Cầu Giấy giữa trước và sau thực nghiệm
    96
    4
    So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ thông qua kể chuyện theo kinh nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trường Mầm non Xuân Đỉnh
    101
    5
    So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc lớp thực nghiệm trường Mầm non Xuân Đỉnh giữa trước và sau thực nghiệm
    103
    6
    So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của lớp
    đối chứng trường Mầm non Xuân Đỉnh giữa trước và sau thực nghiệm
    104
    7
    So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở hai lớp thực nghiệm trường Mầm non Hoa Hồng và trường Mầm non Xuân Đỉnh
     
Đang tải...