Thạc Sĩ Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dụ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2
    4. Giả thuyết khoa học. 2
    5. Phạm vi nghiên cứu. 3
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    7. Phương pháp nghiên cứu. 3
    8. Những đóng góp mới của đề tài 4
    9. Cấu trúc luận văn. 4
    PHẦN NỘI DUNG 5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 – 6 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 5
    1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề. 5
    1.2. Cơ sở lí luận của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKH thông qua HĐ GDTC 11
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản. 11
    1.2.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về không gian và sự ĐHTKH của trẻ mầm non nói chung và trẻ MG 5 – 6 tuổi nói riêng. 13
    1.2.3. Qúa trình hình thành sự ĐHTKG của trẻ MG 5 – 6 tuổi 17
    1.2.3.1. Nội dung dạy trẻ MG 5 – 6 tuổi ĐHTKG 17
    1.2.3.2. Phương pháp dạy trẻ MG 5 – 6 tuổi ĐHTKG 18
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1.2.4. HĐ GDTC trong trường mầm non với việc hình thành sự ĐHTKG cho trẻ MG 5-6 tuổi 23
    1.3. Cơ sở thực tiễn của một số biện pháp dạy trẻ MG 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC 27
    1.3.1. Mục đích điều tra. 27
    1.3.2. Đối tượng điều tra. 27
    1.3.3. Nội dung điều tra. 28
    1.3.4. Thời gian điều tra. 28
    1.3.5. Phương pháp điều tra. 28
    1.3.6. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ ĐHTKG của trẻ MG 5 – 6 tuổi 29
    1.3.7. Kết quả điều tra. 30
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 40
    CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ĐHTKG THÔNG QUA HĐ GDTC 42
    2.1. Những nguyên tắc xây dựng một số biện pháp dạy trẻ MG 5-6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC 42
    2.1.1. Các biện pháp dạy trẻ ĐHTKG qua HĐGDTC cần góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, mục đích phát triển khả năng ĐHTKG và phát triển thể chất cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 42
    2.1.2. Các biện pháp dạy trẻ ĐHTKG qua HĐGDTC cần phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm thể chất, khả năng vận động và mức độ ĐHTKG của lứa tuổi, của từng cá nhân trẻ. 44
    2.1.3. Các biện pháp xây dựng cần tạo ra sự lồng ghép hợp lý nội dung dạy trẻ ĐHTKG vào quá trình tổ chức các hoạt độngGDTC cho trẻ mẫu giáo. 45
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    2.1.4. Những biện pháp đưa ra phải phát huy được tính tích cực nhận thức và tích cực vận động cho trẻ. 48
    2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy trẻ MG 5 - 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC 49
    2.2.1. Lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ ĐHTKG vào hoạt động GDTC 49
    2.2.2. Sử dụng hệ thống bài tập đội hình, đội ngũ nhằm nâng cao mức độ ĐHTKG cho trẻ 5 – 6 tuổi 52
    2.2.3. Sử dụng hệ thống bài tập phát triển chung nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng ĐHTKG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 54
    2.2.4. Sử dụng hệ thống bài tập vận động cơ bản nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng ĐHTKG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 57
    2.2.5. Sử dụng hệ thống trò chơi vận động kết hợp với các nhiệm vụ rèn luyện sự ĐHTKH cho trẻ 5 – 6 tuổi 60
    2.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp dạy trẻ MG 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC 62
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 63
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ĐHTKG THÔNG QUA HĐ GDTC 65
    3.1. Những vấn đề chung. 65
    3.1.1. Mục đích thực nghiệm 65
    3.1.2. Nội dung thực nghiệm 65
    3.1.3. Thời gian thực nghiệm 65
    3.1.4. Mẫu thực nghiệm 65
    3.1.5. Các tiêu chí và thang đánh giá mức độ ĐHTKG của trẻ MG 5 – 6 tuổi 66
    3.1.6. Điều kiện thực nghiệm 66
    3.1.7. Quy trình tổ chức thực nghiệm 66
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    3.1.8. Chuẩn bị cho thực nghiệm 67
    3.1.8.1. Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm 67
    3.1.8.2. Cách lấy số liệu và kĩ thuật đo. 67
    3.1.8.3. Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm 67
    3.1.8.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm để tiến hành thực nghiệm. 69
    3.2. Tiến hành thực nghiệm 70
    3.2.1. Giai đoạn 1: thực nghiệm điều tra. 70
    3.2.2. Giai đoạn 2: thực nghiệm hình thành. 72
    3.2.3. Giai đoạn 3: Thực nghiệm kiểm tra. 72
    3.3. Kết quả thực nghiệm 74
    3.3.1. Kết quả đo trước thực nghiệm 74
    3.3.2. Kết quả đo sau thực nghiệm hình thành. 76
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 85
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
    1. Kết luận. 86
    2. Kiến nghị 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ở trường mầm non. Trong quá trình đó, việc phát triển khả năng định hướng trong không gian (ĐHTKG) cho trẻ không chỉ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà còn là nội dung dạy học quan trọng nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.
    ĐHTKG là điều kiện không thể thiếu giúp mỗi người hoạt động bình thường trong cuộc sống. Chỉ có định hướng không gian đúng con người mới có thể thực hiện thành công các hoạt động khác. Còn đối với trẻ mẫu giáo, việc dạy trẻ định hướng trong không gian giúp trẻ ý thức được vị trí của cơ thể mình trong môi trường, ý thức được vị trí của các vật so với nhau và giúp trẻ có khả năng tự tổ chức, sắp đặt vị trí, phương hướng của bản thân, của các sự vật trong không gian. Hơn nữa một số thao tác trí tuệ cơ bản sẽ được hình thành ở trẻ mẫu giáo trong qua trình dạy trẻ ĐHTKG, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động trong trường học, cũng như giúp trẻ vận dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trong cuộc sống của mình một cách linh hoạt. Chính những kiến thức, kĩ năng trẻ nắm được qua việc học ĐHTKG sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong hoạt động học tập và các hoạt động khác sau này.
    Hiện nay ở trường mầm non, ngoài các tiết học toán, việc dạy trẻ ĐHTKG còn được tiến hành trên các hoạt động khác nhau, bằng nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau. Trong đó hoạt động giáo dục thể chất (HĐ GDTC) được coi là phương tiện để dạy trẻ ĐHTKG. Trong HĐ GDTC trẻ cần vận dụng những kiến thức và kĩ năng định hướng không gian vào trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ vận động theo yêu cầu của giáo viên về các hướng không gian khác nhau. Chẳng hạn giáo viên yêu cầu trẻ bước sang trái, quay về phía sau hay chạy tiến về phía trước .Ngoài ra, khả năng định hướng trong không gian còn giúp trẻ xác định vị trí của trẻ so với các đồ vật và so với các trẻ khác trong quá trình vận động trong không gian .Vì vậy, giáo viên có thể dựa vào các ưu thế này của HĐGDTC để lồng ghép nội dung dạy trẻ ĐHTKG.
    Tuy nhiên, trên thực tế giáo dục mầm non hiện nay việc dạy trẻ ĐHTKG thông qua HĐ GDTC vẫn còn hạn chế. Đa số giáo viên mầm non. chưa có ý thức và chưa biết cách tận dụng các ưu thế của hoạt động giáo dục thể chất để lồng ghép vào thực hiện nội dung dạy trẻ mẫu giáo ĐHTKG
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất” nhằm nâng cao mức độ định hướng trong không gian cho trẻ lứa tuổi này.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Qúa trình dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC.
    3.3. Đối tượng nghiên cứu
    Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC.
    4. Giả thuyết khoa học
    Hiệu quả việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC chưa cao. Nếu xây dựng được cách thức lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ ĐHTKG thông qua hoạt động giáo dục thể chất kết hợp việc tổ chức cho trẻ luyện tậpĐHTKG thông qua các bài tập vận động đa dạng và hệ thống trò chơi vận động thì hiệu quả của quá trình dạy trẻ định hướng trong không gian sẽ được nâng cao.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các hình thức gíáo dục thể chất như: thể dục sáng, tiết học thể dục và trò chơi vận động.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC.
    6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC.
    6.2. Nghiên cứu, xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC.
    6.3. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC đã xây dựng.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
    Phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
    Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, của trẻ trong việc tổ chức HĐ GDTC nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài.
    7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
    Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên mầm non nhằm mục đích điều tra thực trạng, tìm hiểu việc tổ chức HĐ GDTC nhằm dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG.
    7.2.3 Phương pháp sử dụng sản phẩm hoạt động của giáo viên mầm non như
    Nghiên cứu các kế hoạch, giáo án, ảnh, băng hình về HĐ GDTC của trẻ
    7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Thực nghiệm sử dụng các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết đã đưa ra.
    7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng để xử lí số liệu điều tra và thực nghiệm.
    8. Những đóng góp mới của đề tài
    Góp phần làm phong phú thêm lí luận và thực tiễn về biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi ĐHTKG thông qua hoạt động GDTC ở trường mầm non.
    9. Cấu trúc luận văn
    Phần mở đầu.
    Phần nội dung:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC.
    Chương 2: Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC.
    Chương 3: Thực nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC.
    Phần kết luận và kiến nghị sư phạm.
    Tài liệu tham khảo.
    Phụ lục.

    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 – 6 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
    1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Mọi sự vật, hiện tượng và bản thân đứa trẻ đều tồn tại trong không gian và thời gian. Trong không gian có những vật thể cố định với những vị trí và thuộc tính nhất định: có trên, có dưới, có trước, có sau, có gần, có xa. Như vậy không gian cũng là đối tượng của hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn của trẻ. Vì thế cần kịp thời phát triển khả năng ĐHTKG ở trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện có hiệu quả các hoạt động khác trong cuộc sống. Vì vậy vấn đề dạy trẻ định hướng trong không gian đã được các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
    * Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về việc dạy trẻ mẫu giáo ĐHTKG
    Trong cuốn “Tâm lí học mẫu giáo” V.X.Mukhina đã nói tới vai trò của khả năng ĐHTKG với việc học tập của đứa trẻ ở trường phổ thông. Bà cho rằng trẻ bước vào trường phổ thông cần phải biết tri giác không gian và mối quan hệ không gian khá đầy đủ, chính xác và tỉ mỉ, vì việc học tập ở cấp 1 chủ yếu dựa trên những tài liệu khác nhau dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình học tập, trẻ phải tách biệt thuộc tính bản chất của sự vật. Việc định hướng chính xác trong không gian và thời gian có ý nghĩa rất quan trọng. Ngay từ ngày đầu bước chân tới trường, đứa trẻ đã nhận được những lời chỉ dẫn mà em không thể thực hiện được nếu không tính toán đến các dấu hiệu không gian của đối tượng, nếu không có những hiểu biết về phương hướng không gian. [12]
    Nhấn mạnh vai trò của ĐHTKG trong việc lĩnh hội tri thức, B.G. Ananhiep cũng khẳng định không có hình thức hoạt động nào của trẻ trong quá trình học tập mà trong đó sự ĐHTKG không là điều kiện quan trọng để lĩnh hội các tri thức cũng như hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo và khả năng tư duy của trẻ. [16]
    Các tác giả như: A.A.Liublinxkaia, V.X.Mukhina nghiên cứu đặc điểm phát triển sự định hướng trong không gian của trẻ em lứa tuổi mầm non. Các tác giả đã vạch ra những đặc điểm phát triển biểu tượng về các hướng không gian và sự định hướng không gian của trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Họ khẳng định, ở giai đoạn đầu của lứa tuổi mẫu giáo trẻ định hướng được trong không gian trên cơ sở hệ thống cảm giác quy chiếu tức là trên chính cơ thể trẻ. Định hướng “trên chính mình” là nguồn gốc để trẻ nhỏ định hướng vị trí các vật khác so với trẻ. Dần dần trẻ biết sử dụng hệ toạ độ tự do với chuẩn là vật bất kì để định hướng trong không gian. Nhưng để định hướng “từ các vật” trẻ phải biết phân chia các hướng khác nhau (phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, phía phải, phía trái) của vật, sử dụng nó làm vật quy chiếu để định hướng vị trí của các vật khác trong không gian.[11, 12]
    Tác giả A.M.Lêusia đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm phát triển các biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo. Bà cho rằng các biểu tượng không gian xuất hiện ở trẻ rất sớm và sự hình thành, phát triển của nó có sự tham gia của tất cả các cơ quan phân tích khác nhau như xúc giác, thị giác, khứu giác. Bà cũng nghiên cứu đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo về không gian, về mối quan hệ không gian của các vật “so với mình”, và “các vật so với nhau”. Bà cho rằng: để xác định vị trí các vật xung quanh, trước tiên trẻ phải định hướng được trên chính mình (lấy mình làm gốc toạ độ) sau đó mới xác định được vị trí của đối tượng.[13]

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Bộ giáo dục và đào tạo Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non (5 – 6 tuổi) – 2006 .
    2. Đào Thanh Âm (chủ biên) Giáo dục học (tập 2) NXBĐHQG, Hà Nội – 1997.
    3. Đào Thanh Âm ( chủ biên ), Trịnh dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang Giáo dục học mầm non. NXB Đại học Sư phạm – 2002.
    4. Phạm Mai Chi (Hà nội 2003), Nghiên cứu đổi mới chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo (3 - 6 tuổi), Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, Mã số B2001 - 49 - TĐ01, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
    5. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục - NXB Giáo dục Hà Nội
    6. Nguyễn Thanh Giang Bé làm quen với toán. NXB Giáo dục, Hà nội – 2000.
    7. Lê Thu Hương - Lê Thị Ánh Tuyết (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn - NXB Giáo dục.
    8. Nguyễn Thị Kế Nghiên cứu một số biểu hiện tri giác không gian của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội 2000.
    9. Đỗ Thị Minh Liên Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non NXBĐHSP, Hà Nội 2003.
    10. Đặng Hồng Phương Lí luận và phương pháp giáo dục thê chất cho trẻ mầm non, NXBĐHSP, Hà Nội 2003.
    11. A.A.Liublinxkaia Tâm lí học trẻ em- tập 1 và tập 2, Sở GD Thành phố Hồ Chí Minh – 1978.
    12. V.X.Mukhina Tâm lí học mẫu giáo, NXBGD, 1981.
    13. A.M. Lêusina. Phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen với toán. NXB Mosscow 1978. Người dịch : Nguyễn Ánh Tuyết; Hiệu đính và biên dịch Đinh thị Nhung.
    14. A.A Xmiêc nốp,A.N.Lêongchep, Rubinstein, B.M. Chiêplop. Tâm lí học tập 1. (Người dịch: Phạm Công Đồng, Thế trường, Trần Trọng Thủy) . NXB Giáo Dục, Hà Nội 1974.
    15. Đinh Thị Nhung Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo (tập 2), NXBĐHQG , Hà Nội 2000
    16. Nguyễn Thị Như Ngọc Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi trong quá trình dạy trẻ ĐHTKG, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội 2006
    17. Trần Thị Thuý Nga Nghiên cứu khả năng ĐHTKG của trẻ 5 – 6 tuổi. Luận văn thạc sĩ, Hà Nội 2001.
    18. Nguyễn Thị Nhất Biên soạn và dịch: 6 tuổi vào lớp 1. NXB Kim Đồng 1992.
    19. Nguyễn Thị Hòa (2009), Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non theo hướng tích hợp. (Chuyên đề cao học)
    20. Ngô Công Hoàn Tâm lí học trẻ em lứa tuổi từ lọt long đến 6 tuổi- Tài liệu tham khảo dành cho các hệ đào tạo giáo viên mầm non- tập1.2. Hà nội 1995.
    21. Trương Thị Xuân Huệ - Xây dựng và sử dụng trò chơi phát triển nhằm hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5 – 6 tuổi. Luận án tiến sĩ, Hà Nội - 2004
    22. Nguyễn Thanh Sơn, Trịnh Minh Loan, Đào Như Thanh - Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mầm non.
    23. Lưu Ngọc Sơn - Kĩ năng thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng về không gian cho trẻ mẫu giáo lớn, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội 2008.
    24. Nguyễn Ánh Tuyết- Đặc trưng tư duy của trẻ em có năng khiếu thơ. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 1- Năm 1980.
    25. Nguyễn Ánh Tuyết – Tâm lí học trẻ em trước tuổi học. NXB Giáo dục, Hà Nội 1988.
    26. Nguyễn Ánh Tuyết ( chủ biên), Lê Thị Kim Anh, Đinh Văn Vang Phương pháp nghiên cứu trẻ em-NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội 2001.
    27. Nguyễn Duy Thuận - Toán và phương pháp dạy trẻ làm quen với toán, NXBGD 1988.
    28. Nguyễn Duy Thuận, Đào Như Trang - Toán và phương pháp cho trẻ làm quen với những biểu tượng sơ đẳng về toán. NXB Giáo dục, Hà Nội 1996.
    29. “Từ điển Giáo dục học” NXB Từ điển bách khoa
    30. Nguyễn Thị Hồng Vân - Nghiên cứu khả năng ĐHKG ở trẻ 5 – 6 tuổi và một số biện pháp phát triển khả năng ĐHTKG ở trẻ , Luận văn thạc sĩ , Hà Nội 2004.
    31. Nguyễn Như Mai - Nghiên cứu tâm vận động ở trẻ em 5 – 6 tuổi. Luận án tiến sĩ tâm lí hoc – 2001.
    32. Viện chiến lược và chương trình giáo dục Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố (trẻ 5-6 tuổi), NXBGD 2007.
    B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    33. Jerome Bruner ( 1956): “ A study of thinhking”
    34. Marjory Anne Ebbeck ( 1991): “ Early childhood Education”.
    35. Nancy Jo Hereford and Jane Schall ( 1991): “Leaning through play arts” Scholastic. Early childhood Division ,USA.
    36.New Zealan Minitry of Education( 1996):“ Early childhood Curriculum Leaening Media Wellington”.
    37.Jonh Dewey ( 1978) : Experience and Education.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...