Luận Văn Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Lời mở đầu 6
    Chương I: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng may mặc trong doanh nghiệp 8
    I. Khái niệm, các hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu 8
    II. Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với Việt Nam. 14
    III. Thị trường cho hàng may mặc và xu hướng nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới. 16
    Chương II: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam giai đoạn 1995-1998. 29
    I. Những nét khái quát về Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. 29
    II. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt- May thời kỳ 1995-1998. 42
    III. đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. 61
    Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam trong thời gian tới. 67
    I. Triển vọng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty trong thời gian tới. 67
    II. Những giải pháp chủ yếu về phía Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. 73
    III. Một số kiến nghị Chính phủ. 80
    Kết luận 86
    Tài liệu tham khảo 88

    Lời mở đầu


    Đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hoá. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Ngày nay không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế đất nước có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. ở nước ta, Khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng nghành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới” .
    Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta và vị thế mới trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC . Điều này đã đạc biệt làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu ngay càng trở nên sôi động.
    Trong số 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, phải kể đến hàng dệt may. Tuy đứng ở vị trí thứ hai, nhưng đây là mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao. Hơn nữa, với điều kiện tình hình nước ta hiện nay, tập trung phát triển hàng dệt may là hoàn toàn phù hợp.
    Như vậy, cả về mặt lý luận và thực tiễn, đề tài “ Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam” góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra quan trọng và cần thiết. Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam giai đoạn 1995 - 1998, tìm ra những thành công và những vấn đề còn tồn tại ở Tổng Công ty . Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty trong thời gian tới.
    Đề tài chia làm ba chương :
    Chương I : Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế Việt Nam.
    Chương II : Thực trang xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty dệt may Việt Nam giai đoạn 1995 - 1998.
    Chương III : Phương hướng và giải phấp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của tổng Công ty trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...